Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trụ Tiêu Sốnglợi Nhiều Mặt

Trụ Tiêu Sốnglợi Nhiều Mặt
Ngày đăng: 18/08/2014

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

Thực tế cho thấy, trồng tiêu trên cây trụ “chết” trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do tiêu ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền vững, tạo điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và giảm chi phí đầu tư ban đầu.

Hiện tại ở Tây Nguyên các loại cây trồng làm trụ tiêu như keo dậu, lồng mức, muồng đen... đang được đông đảo bà con lựa chọn, bởi giá rẻ, cho khai thác lâu năm, chống bệnh tốt…

Hơn nữa, đang là mua mưa, đây là thời điểm thích hợp để trồng tiêu nên thị trường loại cây này trở nên sôi động, giá cả có tăng đôi chút. Những năm trước, cây keo dậu có giá 2.000 đồng/cây thì nay tăng lên 3.5000 đồng/cây; cây lồng mức tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng/cây, muồng đen tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/cây.

Việc sử dụng cây trụ sống cho hồ tiêu góp phần ngăn chặn nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ vốn đã trầm trọng, đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư rất lớn, nhất là với những nông dân khởi nghiệp trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Nhiều nông dân cho hay, có thể trồng cây trụ sống 1- 2 năm trước khi trồng tiêu. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống để cây sinh trưởng tốt, bảo đảm yêu cầu leo bám cho cây tiêu. Thời gian đầu, do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu.

Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 10- 15cm, đường kính 10- 15cm, chiều cao tính từ mặt đất hơn 3m, cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2- 3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám. Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5m để tiện cho việc thu hoạch tiêu.

Theo tính toán của nông dân ở Tây Nguyên, để trồng được 1ha hồ tiêu với mật độ 2,5 x 2,5m, thì phải đầu tư vào khoảng 100 triệu đồng mua trụ gỗ, đó là chưa tính đến phân bón, giống. Trong khi đó, nếu trồng bằng trụ cây sống thì chi phí rất ít, chỉ bằng 1/3. Như vậy, việc sử dụng cây sống để làm trụ tiêu không những góp phần giảm chi phí ban đầu cho người sản xuất, mà còn giữ vững môi trường sinh thái, giúp cây tiêu phát triển ổn định.


Có thể bạn quan tâm

TTCS Công Bố Chính Sách Thu Mua Mía Vụ 2014 – 2015 TTCS Công Bố Chính Sách Thu Mua Mía Vụ 2014 – 2015

Các giống mía khác cũng có giá thu mua cơ bản 10CCS 900.000 đồng/tấn, có mức trợ giá tương tự hai giống mía trên nhưng mức bảo hiểm chữ đường thấp hơn. Cụ thể, từ đầu vụ thu hoạch đến trước tết Nguyên đán là 8CCS, sau tết là 8,5CCS.

24/10/2014
Rau Má Quảng Thọ Đối Mặt Với Đại Dịch Rau Má Quảng Thọ Đối Mặt Với Đại Dịch

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

24/10/2014
HTX Anh Đào Xuất Khẩu 90 Tấn Xà Lách Mỹ Sang Hàn Quốc HTX Anh Đào Xuất Khẩu 90 Tấn Xà Lách Mỹ Sang Hàn Quốc

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

24/10/2014
Giá Lúa Giống Tăng 500 - 1.000 Đồng/kg Giá Lúa Giống Tăng 500 - 1.000 Đồng/kg

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

24/10/2014
Chuyển Giao Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGAP Cho Nông Dân Chuyển Giao Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGAP Cho Nông Dân

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

24/10/2014