Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.
Cây phân xanh đươc gieo vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) với chu kỳ sống thường kéo dài 2-3 năm, có tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh, sau 1-2 tháng đã tạo nên một hàng rào dày đặc, có khả năng ngăn giữ dòng chảy và nước trôi trên bề mặt. Khi cây băng xanh lên tốt chúng ta có thể cắt lấy phân xanh ép vào gốc cây trồng. Nguồn phân xanh tại chỗ rất tiện lợi. Đối với cây cà phê thì cách một hai hàng gieo một băng phân xanh, còn các cây ngắn ngày thì khoảng cách gieo là 10-15 m một hàng.
Kết quả quan trắc lượng đất xói mòn cho thấy nếu đất không sử dụng biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất bị xói mòn rất lớn. Ở đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản mặc dù độ dốc rất thấp 3-5o nhưng hàng năm lượng xói mòn vẫn mất đi khoảng 8,5 tấn/ha. Ở đất trồng sắn và các loại cây ngắn ngày khác thì mức độ đất mất đi do xói mòn lớn hơn: với đậu xanh, bắp, lúa rẫy: 60-88 tấn/ha/năm; với sắn 132 tấn/ha/năm. Sử dụng băng phân xanh thì lượng đất mất đã giảm rõ rệt, chỉ bằng 47-67% so với không trồng băng phân xanh.
Bên cạnh việc hạn chế xói mòn đất, cây phân xanh còn ảnh hưởng tích cực đến tính chất lý hoá của đất: Điều hoà chế độ nhiệt và ẩm độ của đất, cải thiện dung trọng, độ xốp tầng mặt, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thông qua sinh khối hữu cơ trả lại hàng năm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản, có xen cây phân xanh liên tục trong 5 năm, cũng như ngô, lạc có sử dụng băng phân xanh 2-3 năm đã cải tạo được tính chất vật lý đất như: dung trọng, độ xốp, ẩm độ, nhiệt độ một cách đáng kể.
Hàm lượng hữu cơ, N, P2O5 và K2O ở đất có băng cây phân xanh cao hơn so với đất không trồng. Độ phì nhiêu của đất có trồng cây băng phân xanh tăng lên rất lớn, đặc biệt là thành phần hữu cơ. Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng cũng tăng đáng kể. Cụ thể năng suất sắn tăng 46,6%, cà phê năng suất tăng 30,4%, lúa tăng 21,6%, ngô, đậu đỗ tăng 10-20%.
Sử dụng băng chắn cây phân xanh trồng theo đường đồng mức xen giữa các loại cây trồng trên đất dốc đã tỏ ra rất hiệu quả, là biện pháp đơn giản để bảo vệ đất cũng như cải thiện độ phì của đất. Đây là biện pháp sử dụng đất bền vững, nhà nông ai cũng làm được, hiệu quả kinh tế lại cao.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa có văn bản yêu cầu các tỉnh, TP có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản đồng bộ.

Rong nho là đối tượng thủy sản mới, được đưa vào trồng ở địa bàn thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) cách đây 2 năm. Kết quả bước đầu cho thấy rong nho thích hợp với môi trường mặt nước ven đầm Nại, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng rong sụn.

Ngày 5-11, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức gắn biển chỉ dẫn thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” cho 12 ki ốt tại chợ gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) - chợ đầu mối gia cầm lớn nhất TP Hà Nội.

Ba Tri từ lâu đã nổi tiếng và đứng ngôi vị “đầu bảng” của tỉnh Bến Tre về chất lượng giống bò và sản lượng đàn bò. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện tăng trưởng theo từng năm.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Ngành Nông nghiệp đang xúc tiến việc xây dựng thương hiệu bò thịt chất lượng cao của tỉnh Bình Định. Hiện nay, Sở đã giao Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh tăng cường hỗ trợ các địa phương lai tạo đàn bò thịt chất lượng cao gồm các giống như: Brahman trắng, Brahman đỏ, Red Sind, Sahiwal, Limousine, Crimousine, Charolais, Drought Master, Red Angus; Xúc tiến xây dựng thương hiệu bò thịt chất lượng caođẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu đàn bò lai của tỉnh với các địa phương trong cả nước.