Trồng Xà Lách Nhật Trên Đất Lâm Đồng Đạt Chất Lượng An Toàn

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 4 mẫu giống rau xà lách Nhật trồng trên 2ha tại xã Lát, huyện Lạc Dương, kết quả đều đạt ngưỡng an toàn.
Tên của 4 giống rau xà lách ở đây là lô lô tím, lô lô xanh, romaine và iceberg, do Công ty An Phú Lacue, Đà Lạt sản xuất theo công nghệ từ làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano của Nhật, đạt năng suất trung bình từ 20 - 30 tấn/ha, trong đó trọng lượng mỗi cây từ 0,4 - 0,5kg.
Với nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ và đúng cách), Công ty Phú Lacue, Đà Lạt đã sử dụng 12 loại thuốc bảo vệ thực vật (nằm trong danh mục) phòng trừ hữu hiệu các đối tượng dịch hại phổ biến trên cây xà lách như: bệnh đốm đen, bệnh cháy lá, ruồi đục lá…
Việc thu hoạch xà lách của công ty được tiến hành vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, phần lớn sản phẩm tiêu thụ về các siêu thị ở Sài Gòn, đồng thời đang tiếp tục khai thác thị trường xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản…
Có thể bạn quan tâm
Huyện Bắc Quang do chịu ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài trên diện rộng, lượng nước tại khu vực đầu nguồn của các công trình thủy lợi ít. Do đó, việc lấy nước phục vụ sản xuất, nhất là khu vực cuối kênh và xa nguồn nước gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích phải trông chờ trời mưa đã làm ảnh hưởng tới tiến độ gieo trồng các cây trồng vụ Mùa trên địa bàn.

Thời gian qua, do những diễn biến thất thường của thời tiết, có những thời điểm nhiệt độ thường xuyên lên đến 38-40oC, kéo dài nhiều ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ đời sống của con người mà còn có những tác động bất lợi đến sinh trưởng của cây trồng, trong đó cây chè là một trong những loại cây trồng bị tác động khá lớn. Ông Lê Toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cho biết: Từ nhiệt độ 35oC trở lên, cây chè sẽ ngừng sinh trưởng.

Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT về triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long. Tham dự cuộc họp có một số sở, ban ngành; ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững các địa phương và một số nông dân trồng thanh long.

Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, song chăn nuôi của Hà Nội vẫn tương đối ổn định.