Trồng Xà Lách Nhật Trên Đất Lâm Đồng Đạt Chất Lượng An Toàn

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 4 mẫu giống rau xà lách Nhật trồng trên 2ha tại xã Lát, huyện Lạc Dương, kết quả đều đạt ngưỡng an toàn.
Tên của 4 giống rau xà lách ở đây là lô lô tím, lô lô xanh, romaine và iceberg, do Công ty An Phú Lacue, Đà Lạt sản xuất theo công nghệ từ làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano của Nhật, đạt năng suất trung bình từ 20 - 30 tấn/ha, trong đó trọng lượng mỗi cây từ 0,4 - 0,5kg.
Với nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ và đúng cách), Công ty Phú Lacue, Đà Lạt đã sử dụng 12 loại thuốc bảo vệ thực vật (nằm trong danh mục) phòng trừ hữu hiệu các đối tượng dịch hại phổ biến trên cây xà lách như: bệnh đốm đen, bệnh cháy lá, ruồi đục lá…
Việc thu hoạch xà lách của công ty được tiến hành vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, phần lớn sản phẩm tiêu thụ về các siêu thị ở Sài Gòn, đồng thời đang tiếp tục khai thác thị trường xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản…
Có thể bạn quan tâm

Ớt là loài cây gia vị được nông dân trồng rộng rải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đối với nhiều người nếu bữa ăn thiếu ớt sẽ thiếu sự ngon miệng. Theo các nhà khoa học, nếu sử dụng liều lượng vừa phải, ớt giúp tiêu hoá tốt, bổ sung vitamin có lợi cho cơ thể. Hàng ngàn hộ nông dân Ninh Thuận trồng ớt góp phần giảm nghèo bền vững.

Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.