Trồng Xà Lách Nhật Trên Đất Lâm Đồng Đạt Chất Lượng An Toàn

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 4 mẫu giống rau xà lách Nhật trồng trên 2ha tại xã Lát, huyện Lạc Dương, kết quả đều đạt ngưỡng an toàn.
Tên của 4 giống rau xà lách ở đây là lô lô tím, lô lô xanh, romaine và iceberg, do Công ty An Phú Lacue, Đà Lạt sản xuất theo công nghệ từ làng Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano của Nhật, đạt năng suất trung bình từ 20 - 30 tấn/ha, trong đó trọng lượng mỗi cây từ 0,4 - 0,5kg.
Với nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng nồng độ và đúng cách), Công ty Phú Lacue, Đà Lạt đã sử dụng 12 loại thuốc bảo vệ thực vật (nằm trong danh mục) phòng trừ hữu hiệu các đối tượng dịch hại phổ biến trên cây xà lách như: bệnh đốm đen, bệnh cháy lá, ruồi đục lá…
Việc thu hoạch xà lách của công ty được tiến hành vào lúc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc, phần lớn sản phẩm tiêu thụ về các siêu thị ở Sài Gòn, đồng thời đang tiếp tục khai thác thị trường xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản…
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.