Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng và chế biến kiệu gắn với du lịch cộng đồng

Trồng và chế biến kiệu gắn với du lịch cộng đồng
Ngày đăng: 23/11/2015

Nông dân trẻ Trần Minh Tân kiểm tra lượng kiệu giống của Tổ hợp tác thanh niên.

Anh Tân sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm nghề trồng và chế biến dưa kiệu.

Là nghề truyền thống, nhưng do giá cả thị trường, đầu ra không ổn định nên hiệu quả kinh tế không cao.

Giải quyết những khó khăn này, năm 2014 Tân thành lập THT TN làm dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng.

Vốn là một thành viên tích cực của câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông), Tân đã thử nghiệm và thành công với việc chế biến, đóng gói dưa kiệu rồi giới thiệu với khách du lịch.

Tân thổ lộ: “Mục đích của tôi là nhằm đưa thương hiệu dưa kiệu Tam Nông đến với đông đảo người tiêu dùng; gắn việc phát triển thương hiệu dưa kiệu Tam Nông với phát triển du lịch cộng đồng, qua đó tạo việc làm, thu nhập cho lao động là đoàn viên, thanh niên…”.

Thực hiện mô hình trồng kiệu và làm dưa kiệu, đầu tiên anh Tân cùng các thành viên THT TN chọn lựa chất lượng giống kiệu đạt tiêu chuẩn, thơm ngon.

Trong quá trình canh tác cần lưu ý đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy chuẩn.

Kiệu thu hoạch được sơ chế, cắt tỉa, sắp xếp, phơi, muối, đóng hộp hoàn chỉnh.

Tân cho biết: “Việc thực hiện các khâu gieo trồng, thu hoạch, phân loại kiệu có thể giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Thu nhập bình quân mỗi lao động khoảng 200.000 đồng/ngày đã giúp họ ổn định cuộc sống gia đình”.

Bên cạnh việc tiêu thụ tại chỗ thông qua kênh bán hàng cho khách du lịch, hiện bình quân mỗi tháng THT TN xuất bán 400 - 500 hộp dưa kiệu về TP.Hồ Chí Minh, Bến Tre và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Ngoài thu nhập từ bán kiệu giống và kiệu nguyên liệu thì mô hình dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng của THT TN mang lại cho mỗi thành viên 3 - 5 triệu đồng/tháng.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

20/09/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nghề Trồng Táo Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nghề Trồng Táo

Nghề trồng táo ở tỉnh ta tồn tại hơn 20 năm qua, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích.

30/07/2013
Nuôi Tôm Hùm Lại Lỗ Ở Khánh Hòa Nuôi Tôm Hùm Lại Lỗ Ở Khánh Hòa

Chúng tôi có dịp trở lại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh một trong những vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Vài tháng trước, người nuôi đã xuất bán lứa tôm thịt thả nuôi từ tháng Giêng năm ngoái với giá chỉ 1,1 - 1,3 triệu đ/kg, trong khi chi phí đầu tư, tỷ lệ hao hụt cao nên đều thua lỗ.

25/05/2013
Nguồn Lợi Hải Đặc Sản Có Hiện Tượng Chết Hàng Loạt Trên Vùng Biển Bình Thuận Nguồn Lợi Hải Đặc Sản Có Hiện Tượng Chết Hàng Loạt Trên Vùng Biển Bình Thuận

Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.

21/09/2013
Các Giải Pháp “Cứu” Nghề Nuôi Cá Tra Các Giải Pháp “Cứu” Nghề Nuôi Cá Tra

Toàn tỉnh Bến Tre có 4 cơ sở sản xuất giống từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Đến nay, có 3 cơ sở sản xuất giống đã cho đẻ.

23/09/2013