Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.
Mô hình được triển khai tới 2 xã là xã Hà Vị (Bạch Thông) và xã Cao Kỳ (Chợ Mới) với tổng số hộ tham gia là 12, trong đó Hà Vị thực hiện 0,8 ha, Cao Kỳ 1 ha. Số lượng giống cây cấp cho mô hình này là 756 cây bao gồm dự trữ cả cây tra dặm.
Tham gia vào mô hình giống nhãn chín muộn, các hộ đã được chương trình hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón, còn lại do nhân dân tự đối ứng. Trước khi tiến hành mô hình cán bộ khuyến nông tỉnh đã cùng phối hợp với địa phương thẩm định chọn hộ, tổ chức mở lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia.
Đây là mô hình mới, triển khai trên địa hình đất dốc đầu tiên ở Bắc Kạn, giống nhãn HTM có thời gian thu hoạch nhanh, khoảng 3 năm là cây bói quả chỉ sau nhãn chính vụ 1 tháng. Hiện nay bà con các xã đã được cấp giống cây và sẽ tiến hành trồng vào trong tháng 7. Được biết giống nhãn chín muộn lấy từ Trại giống cây trồng thôn Lại Gạo, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.

Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.