Trồng Thử Nghiệm 12 Ha Cây Đương Quy Tại Ý Tý (Lào Cai)

Năm 2014, xã Ý Tý (Bát Xát - Lào Cai) triển khai trồng thử nghiệm 12 ha cây đương quy tại 6 thôn gồm: Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Choản Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 3, Sín Chải 1 với sự tham gia của 142 hộ dân.
Tham gia trồng cây đương quy, người dân được hỗ trợ 100% giống và phân bón, được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
Công ty TNHH Tâm Phát GREEN nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân với giá 80 – 120 nghìn đồng/kg củ khô.
Theo tính toán, nếu trồng và chăm sóc tốt, cây đương quy sẽ cho sản lượng 2,5 – 3 tấn củ khô/ha, đem lại nguồn thu trên 30 triệu đồng một năm.
Thời vụ trồng cây đương quy là vào khoảng tháng 2, tháng 3 và thu hoạch vào cuối năm.
Cây đương quy thích hợp với khí hậu mát mẻ, chịu lạnh nên có thể trồng xen với ngô và trồng dưới tán các loại cây ăn quả.
Là loại thảo dược quý có vị ngọt, cay, tính ôn, hoạt huyết, nhuận táo… một loại thuốc phổ biến trong đông y, nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc đưa cây dược liệu đương quy vào trồng sẽ giúp người dân vùng cao Ý Tý chuyển đổi giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế, thay thế một số diện tích hoa màu kém hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót chuồng nuôi. Theo các hộ chăn nuôi, mô hình trên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH Bayer Việt Nam vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình trình diễn giống lúa lai TEJ vàng sản xuất trong vụ Thu 2014 tại thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang.