Trồng Thiên Lý Lãi To

Đó là khoản thu nhập khá lý tưởng của anh Trịnh Bửu Kiếm, ngụ ấp Hậu Giang 1, xã Tân Hòa, Phú Tân khi áp dụng mô hình trồng hoa thiên lý thay các mô hình trồng rẫy truyền thống tại địa phương.
Cũng như những hộ khác trong xã, ngoài cây lúa đa phần còn tận dụng đất cồn để trồng nhiều hoa màu, anh Kiếm cũng trồng luân phiên dưa leo, bắp, khoai cao… Sau nhiều lần tham quan mô hình làm ăn hiệu quả tại các tỉnh ngoài, anh đặc biệt chú ý tới mô hình hoa thiên lý cho lợi nhuận khá cao, thu hoạch nhanh và dài hạn hơn các loại cây khác.
Quyết định thử nghiệm mô hình này, anh đã trình bày ý tưởng với Hội Nông dân xã và được anh Phạm Hiền Kế, Chủ tịch Hội tìm kiếm các tài liệu liên quan, giúp đỡ. Toàn bộ diện tích 4.000 m2 được anh Kiểm chuyển sang đầu tư giàn, trồng thiên lý. Với kỹ thuật khá đơn giản, chỉ sau 5,5 tháng chăm sóc, thiên lý đã cho thu hoạch và cho khai thác; kéo dài đến 4 năm.
Đợt thu hoạch đầu tiên, mỗi ngày anh hái được từ 20- 30 kg bông. “Trồng thiên lý lợi thế ở chỗ không cần chăm sóc nhiều, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, do đó bông thiên lý còn được xem là loại rau sạch, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong những dịp đám tiệc hay cận tết, bông thiên lý rất hút hàng”, anh chia sẻ.
Theo anh Kế, khi giàn đã ở giai đoạn ổn định cần chú ý cắt nhánh để cây nuôi bông tốt. Mô hình này đầu tư chi phí thấp, hiệu quả ngày càng tăng theo thời gian do các vụ sau chỉ chăm sóc nhẹ và thu hoạch. Thiên lý cho hoa liên tục, riêng thời điểm nghịch mùa thời tiết lạnh, ban đêm cần giăng thêm đèn chiếu sáng để kích thích cây trổ bông.
Ngoài lợi nhuận khá, mô hình này cũng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho lao động địa phương. Trung bình mỗi người hái bông được thuê với tiền công 70.000 đ/ngày. Hiện tại, đầu ra bán bông thiên lý được anh Kiếm liên kết với các chợ như Thuận Giang, Kiến An, Long Xuyên, Châu Đốc. Dàn càng lâu, dây chồi càng nhiều thì năng suất theo đó cũng tăng lên. Nếu tính so với các mô hình trồng rẫy khác, trồng thiên lý có lợi nhuận cao hơn nhiều. Với ưu điểm này, Hội Nông dân xã Tân Hòa cũng đã có kế hoạch nhân rộng mô hình trong năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: rủi ro cao, thiếu tính bền vững.

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

Sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá Chợ Vàm (Phú Tân - An Giang), nuôi thành công cá chép giòn, cá trắm giòn trong điều kiện khí hậu, môi trường ở An Giang.

Tính đến cuối tháng 3-2014, chỉ riêng 3 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh đã có trên 5.000 héc ta tôm nuôi bị thiệt hại. Tỉnh Sóc Trăng bị nặng nhất với hơn 30% diện tích tôm thả nuôi đã thất bại hoàn toàn.