Trồng thanh long trên đất đồi rừng

Đến thăm vườn thanh long ruột đỏ nhà ông Nguyễn Đình Long và bà Nguyễn Thị Vỹ, thôn Tam Phú, xã Vân Trục, có quy mô 1.500 trụ thanh long.
Bà Vỹ cho biết, trước đây, vườn nhà trồng cây chè, nhãn, na dai, sắn, vải thiều… nhưng đều “thua” thanh long.
Hiện gia đình còn thuê 5.000m2 đất ở xã Xuân Hòa bên cạnh để trồng thêm 6.000 trụ.
Tổng đầu tư vào hai vườn cây thanh long hơn một tỷ đồng, trong đó dự án của tỉnh hỗ trợ 50%.
Dự kiến năm 2015, hai vườn thanh long nhà bà thu được khoảng 1 đến 1,5 tỷ đồng từ bán giống và quả.
Trước sự phát triển tự phát nhanh chóng của cây thanh long ruột đỏ ở xã Vân Trục, năm 2010, UBND huyện Lập Thạch đã xây dựng đề án trình UBND tỉnh hỗ trợ giống, trụ xi-măng để mở rộng diện tích lên 70 ha (vào năm 2013) thanh long trên địa bàn.
Ngày 29-10-2010, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án thí điểm trồng thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch, với tổng diện tích trồng thử nghiệm 60 ha tại ba xã Vân Trục, Xuân Hòa và Ngọc Mỹ.
Dự án hỗ trợ 100% số cây giống, 100% số tiền tập huấn kiến thức kỹ thuật, 50% giá trị làm trụ xi-măng, với mức 9.000 đồng/hom giống và 100 nghìn đồng/trụ xi-măng.
Trong ba năm 2011 - 2013, dự án đã hỗ trợ gần 15 tỷ đồng cho nhân dân trồng thanh long ruột đỏ.
Đến ngày 9-8-2013, UBND tỉnh có Quyết định số 2105-QĐ/CT cho phép thành lập “Hội sản xuất thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch”.
Ngày 2-2-2015, cây thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Đây là cơ sở để thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch có sức sống lâu bền.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.

Dù chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời tiết xấu kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến cho hàng loạt tàu đánh cá xa bờ tại miền Trung không thể ra khơi.