Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trúng thầu giá tốt là lực nâng cho giá lúa gạo nội địa

Trúng thầu giá tốt là lực nâng cho giá lúa gạo nội địa
Ngày đăng: 23/09/2015

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết với giá trúng thầu giao tại kho của Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) là 426,6 đô la Mỹ/tấn, khi quy ra giá FOB (giao tại cảng Việt Nam) là trên 350 đô la Mỹ/tấn thì đây là hợp đồng có giá trúng thầu rất tốt.

Cụ thể, theo ông Tuấn, trong khi mức giá được doanh nghiệp chào bán tại thời điểm mở thầu đối với loại gạo 25% tấm là 315-325 đô la Mỹ/tấn, thì với giá trúng thầu trên 350 đô la Mỹ/tấn của hợp đồng này, có nghĩa doanh nghiệp bán cao hơn khoảng 25 đến 30 đô la Mỹ/tấn. “Thậm chí hợp đồng này có giá còn cao hơn cả giá chào bán của gạo 5% tấm nữa (325-335 đô la Mỹ/tấn- PV)”, ông nói

Dù giá trúng thầu là khá tốt, nhưng giá lúa gạo thị trường nội địa mấy ngày qua vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể nào.

Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam, cho rằng với giá trúng thầu nêu trên, có thể suy đoán giá lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sắp tới sẽ “nhích” lên, nhưng sẽ không nhiều bởi vì khối lượng giao hàng ít, dự kiến từ nay đến cuối năm Việt Nam giao cho hợp đồng này chỉ 125.000 tấn.

Cụ thể hiện nay, gạo nguyên liệu giống IR 50404 - loại dùng để chế biến thực hiện hợp đồng cho Philippines lần này - được doanh nghiệp xuất khẩu mua vào tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang có giá 6.100-6.150 đồng/kg, ổn định từ thời điểm trúng thầu hôm 17-9 đến nay.

Giá lúa IR 50404 tươi tại Tiền Giang hiện được thương lái mua tại ruộng là 4.100-4.150 đồng/kg, cũng ổn định so với mức giá tại thời điểm trúng thầu bán 450.000 tấn gạo hôm 17-9 cho Philippines đến nay.

Tuy nhiên, ông Tuấn của Thịnh Phát, cho rằng việc trúng thầu nêu trên, giá xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ giảm bớt áp lực bị các nhà nhập khẩu “đè” xuống; thứ hai, doanh nghiệp trong nước có cơ sở tiêu thụ được hết lượng gạo vụ hè thu đang có trong kho và đồng thời họ cũng không dám bán giá thấp nữa.

“Khi có hợp đồng này rồi, thì các đối tác (kể cả thương mại) từ Indonesia hay Malaysia chẳng hạn, họ sẽ giảm áp lực bắt mình (Việt Nam) phải hạ giá, đây là cái thuận lợi,” ông Tuấn nói.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, thời điểm này, trong nước đã cơ bản thu hoạch xong vụ hè thu (vụ hai), còn vụ thu đông (vụ ba) thì sản lượng không lớn và đa phần được sử dụng cho nhu cầu nội địa nên áp lực bán ra không còn lớn nữa.

“Đặc biệt, với tình hình này, thì chắc chắn Trung Quốc sẽ sớm quay lại mua gạo chúng ta (Việt Nam) và họ không ép giá như trước đây nữa vì thương nhân Trung Quốc họ rất là “cáo”, khi biết mình dư hàng thì ép mình tối đa, nhưng khi họ biết mình hết hàng hoặc bán được giá tốt, thì lo “hốt” vào vì bản thân họ đâu có đủ nguồn cung,” ông Tuấn giải thích.

Tuy nhiên, theo ông Bích, với lượng gạo tồn kho kém chất lượng, chưa xử lý được của Thái Lan - đối thủ cạnh tranh của Việt Nam - còn lớn nên áp lực đẩy mạnh bán ra của quốc gia này là khá cao và đó cũng là yếu tố khiến giá xuất khẩu chưa thể bật mạnh lại được.

Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-9 đến 17-9-2015, các doanh nghiệp hội viên của VFA xuất khẩu được  trên 67.000 tấn gạo các loại, trị giá FOB đạt trên 29 triệu đô la Mỹ. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 17-9-2015 xuất khẩu đạt gần 3,9 triệu tấn gao các loại, trị giá FOB đạt trên 1,6 tỉ đô la Mỹ.


Có thể bạn quan tâm

Sướng Như... Gặt Thuê Sướng Như... Gặt Thuê

Nói chuyện đi gặt thuê, cắt lúa mướn ai cũng nghĩ trăm đường cơ cực. Dậy từ nửa đêm, cơm đùm cơm nắm, lỉnh kỉnh đòn xóc, quang gánh, tối về đã nhọ mặt người. Chuyện đó mới độ chục năm, giờ nghe đã như cổ tích, nhất là với đội quân cắt lúa thuê bằng máy...

24/10/2014
Thương Hiệu “Cá Thát Lát Hậu Giang” Thương Hiệu “Cá Thát Lát Hậu Giang”

Ngày 16-9-2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.

24/10/2014
Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản Ngư Dân Thừa Thiên - Huế Khó Tiếp Cận Vốn Phát Triển Thủy Sản

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

24/10/2014
Để Ngư Dân Tự Tin Vươn Khơi Để Ngư Dân Tự Tin Vươn Khơi

Lâu nay, ngư dân khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi ra khơi trên những chiếc tàu vỏ sắt, vỏ composite với các trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ rất lúng túng. Vì vậy, đào tạo nghề cho ngư dân là việc làm hết sức cần thiết, giúp họ thêm tự tin khi vươn khơi.

24/10/2014
Huyện Năm Căn (Cà Mau) Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Tôm Sú Theo Vietgap Huyện Năm Căn (Cà Mau) Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Tôm Sú Theo Vietgap

Ngày 21/10, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất tôm sú theo Vietgap cho 15 học viên đại diện cho các công ty, cơ sở và trại sản xuất giống trên địa bàn huyện.

24/10/2014