Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn GAP

Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.
Nhằm định hướng cho bà con nông dân trồng nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP, từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.
Ông Dương Văn Cuôn - ngụ ấp Trường Ân, xã Trường Đông trồng khoảng 1 ha thanh long ruột đỏ trên đất ruộng hơn 2 năm nay. Do mới trồng chưa có kinh nghiệm nên năng suất không cao lại tốn phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Được Trạm khuyến nông huyện chọn làm điểm trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật đồng thời hỗ trợ 30% vật tư gồm urê, lân, kali, phân hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 0,5 ha, bước đầu ông Cuôn hiểu được quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP.
Trong suốt quá trình chăm sóc, cán bộ Trạm khuyến nông huyện xuống tận vườn hướng dẫn kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa, đặc biệt là chủ động phòng trừ sâu bệnh đúng cách, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.
Qua 6 tháng thực hiện, diện tích 0,5 ha thực nghiệm cho kết quả tốt, thu được trên 5 tấn trái và bán được giá 16.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 62 triệu đồng, cao hơn so với cách ông thường làm trước đây, sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, an toàn cho người sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ông Nguyễn Văn Hồng, ngụ cùng xóm với ông Cuôn cũng được hỗ trợ áp dụng quy trình này và đã thu lãi được 60 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí. Ông cho biết, thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn GAP cũng rất dễ, chi phí ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, 1 năm có thể cho ra 3 – 4 đợt trái.
Tuy nhiên, do giá cả không ổn định nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con. Mong muốn của bà con nông dân ở đây là thành lập tổ hợp tác để nhiều người mở rộng quy mô, diện tích đất sản xuất và phát triển giống cây thanh long này đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Tuy không nằm trong 20 xã điểm được tỉnh chỉ đạo đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2015 nhưng bằng nhiều giải pháp phù hợp, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã cán đích trong tháng 10 vừa qua.

Đảm đương cương vị Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), bà Lâm Thị Có “lăn xả” vào thực hiện nhiều việc cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, ND có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Trong bản báo cáo nêu kiến nghị, ý kiến cử tri từ các địa phương gửi đến các kỳ họp Quốc hội khóa XIII do Ban Dân nguyện của Quốc hội tổng hợp, cử tri dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp.

Lời kêu gọi này được tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đưa ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm “Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội NDVN và Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) giai đoạn 2011 – 2015 tổ chức ngày 16.11 tại Hưng Yên.

Những ngày qua, hàng chục hộ dân trồng chuối trên địa bàn xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc đứng ngồi không yên bởi hàng trăm tấn chuối đã đến lúc tiêu thụ mà không có thương lái hỏi mua hoặc nếu có thì giá thu mua cũng ở mức “bèo”.