Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn GAP

Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Theo Tiêu Chuẩn GAP
Ngày đăng: 03/12/2013

Từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành (Tây Ninh) đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.

Nhằm định hướng cho bà con nông dân trồng nông sản sạch theo tiêu chuẩn GAP, từ tháng 6.2013 đến nay, Trạm khuyến nông huyện Hoà Thành đã thực hiện điểm trình diễn “thâm canh thanh long ruột đỏ theo GAP” tại vườn của 2 hộ nông dân ở xã Trường Đông.

Ông Dương Văn Cuôn - ngụ ấp Trường Ân, xã Trường Đông trồng khoảng 1 ha thanh long ruột đỏ trên đất ruộng hơn 2 năm nay. Do mới trồng chưa có kinh nghiệm nên năng suất không cao lại tốn phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Được Trạm khuyến nông huyện chọn làm điểm trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật đồng thời hỗ trợ 30% vật tư gồm urê, lân, kali, phân hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích 0,5 ha, bước đầu ông Cuôn hiểu được quy trình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP.

Trong suốt quá trình chăm sóc, cán bộ Trạm khuyến nông huyện xuống tận vườn hướng dẫn kỹ thuật bón phân và xử lý ra hoa, đặc biệt là chủ động phòng trừ sâu bệnh đúng cách, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch.

Qua 6 tháng thực hiện, diện tích 0,5 ha thực nghiệm cho kết quả tốt, thu được trên 5 tấn trái và bán được giá 16.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 62 triệu đồng, cao hơn so với cách ông thường làm trước đây, sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, an toàn cho người sử dụng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hồng, ngụ cùng xóm với ông Cuôn cũng được hỗ trợ áp dụng quy trình này và đã thu lãi được 60 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí. Ông cho biết, thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn GAP cũng rất dễ, chi phí ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, 1 năm có thể cho ra 3 – 4 đợt trái.

Tuy nhiên, do giá cả không ổn định nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bà con. Mong muốn của bà con nông dân ở đây là thành lập tổ hợp tác để nhiều người mở rộng quy mô, diện tích đất sản xuất và phát triển giống cây thanh long này đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân làm giàu nhờ Internet Nông dân làm giàu nhờ Internet

Ngày nay cuộc sống đã dần hiện đại, internet và các công cụ truyền thông đã “gõ cửa” từng vùng, từng nhà, chính nhờ đó, nhiều nông dân đã tham khảo, học hỏi và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

16/01/2016
8x trồng hoa treo, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm 8x trồng hoa treo, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm

Đó là Nguyễn Anh Duy, sinh năm 1985, ngụ xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) - người tiên phong đưa nghề trồng hoa treo về làng, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

19/01/2016
Trồng cà phê 4C, tăng 14% thu nhập Trồng cà phê 4C, tăng 14% thu nhập

Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.

19/01/2016
Chuyện không mới của thủy sản Việt Chuyện không mới của thủy sản Việt

Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.

17/11/2015
Ông Trần Văn Lâm làm giàu nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan Ông Trần Văn Lâm làm giàu nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan

Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.

03/06/2016