Trồng thanh long ruột đỏ Diễn Phú

Hiện nay xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu có khoảng 6 ha thanh long, trong đó khoảng 5 ha thanh long ruột đỏ được lấy giống từ Bình Thuận về.
Mặc dù mới ra quả bói, nhưng do chất lượng tốt nên lái buôn đặt hàng với giá 30 nghìn đồng/kg.
Vườn thanh long ruột đỏ rộng 1,2 mẫu đất, với 500 trụ của anh Võ Trọng Phúc, xóm 22, xã Diễn Phú.
Anh Phúc cho biết, mặc dù mới ra quả bói nhưng đã có nhiều lái buôn đến đặt hàng.
Màu sắc hấp dẫn, có vị ngọt đậm và thơm là đặc thù của thanh long ruột đỏ được trồng ở Diễn Phú.
Bà Hoàng Thị Tư phấn khởi vì vườn thanh long có 24 trụ được trồng cách đây 7 năm, mỗi năm thu hoạch gần 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong cơ cấu cây trồng vụ đông, nhờ năng suất và giá thu mua cao nên cây ớt luôn chiếm một vị trí quan trọng, được trồng đại trà tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào sản xuất vụ đông, nhiều hộ nông dân ở xã Thái Nguyên (Thái Thụy - Thái Bình) đang gặp nhiều khó khăn vì cây ớt bị bệnh lạ.

Liên tục trong nhiều năm nay giá hồ tiêu trên thị trường Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang luôn biến động tăng giá, đây cũng là yếu tố tạo động lực cho các nhà vườn sản xuất hồ tiêu ở Phú Quốc yên tâm đầu tư phát triển bền vững loại cây trồng truyền thống trên đảo.

Giá mía tăng một phần do bình quân chữ đường (CCS) đo được tại các nhà máy từ 10,5 - 11 CCS, tăng gần 1 CCS so với cùng kỳ. Với giá mía hiện tại, những nông dân trồng mía đạt năng suất 100 tấn/ha sẽ có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, còn năng suất từ 120 - 200 tấn/ha thì mức lợi nhuận có thể đạt từ 30 - 60 triệu đồng.

Hiệu quả kinh tế cây mía không cao, chính sách đầu tư, mua nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) chưa đáp ứng được yêu cầu của nông dân, nên nhiều nông hộ đã “chia tay” với cây mía.

Từ vài ha trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay nông dân huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống 87 ha ớt, tập trung ở các xã: Phú Đông (37 ha), Phú Thạnh (33 ha) và Tân Phú (17 ha).