Trồng Thâm Canh Cây Ca Cao Ở Bình Phước

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương.
Qui mô dự án thực hiện ở Bình Phước là 16ha/42 hộ, thực hiện tại 2 xã Đồng Tiến 12 ha và Đồng Tâm 4 ha, thuộc huyện Đồng Phú. Những hộ tham gia mô hình đều là những hộ chịu khó, muốn học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, có khả năng tuyền truyền cho nông dân khác… và rất tâm huyết làm giàu từ loại cây trồng này. Tham gia mô hình các hộ được Nhà nước hỗ trợ 100 % về cây giống, 50 % vật tư (phân bón, thuốc BVTV) trong năm thứ nhất, và vật tư chăm sóc hai năm tiếp theo. Ngoài ra, nông dân được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cacao, đặc biệt cách phòng trừ con mối, hiện là đối tượng gây hại cacao mạnh nhất giai đoạn mới trồng.
Đến nay, mô hình đạt kết quả khá tốt, thực hiện đúng tiến độ đề ra. Vườn cacao của các hộ sinh trưởng tốt, cây đều ra đợt đọt non mới, sâu bệnh hại không đáng kế, phòng trừ mối tốt nên gần như không ảnh hưởng gì, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên đi thăm vườn, giúp bà con cách phát hiện ra sâu bệnh phòng và xử lý kịp thời.
Việc xây dựng mô hình đã góp phần giúp bà con nông dân biết áp dụng Khoa học kỹ thuật vào việc trồng thâm canh cacao, cũng như các cây công nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Bình Phước là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, diện tích cây điều rất lớn, thích hợp để trồng xen cây cacao, một loại cây ưa bóng. Vì vây, mô hình là giải pháp nâng cao thu nhập cho vườn điều một cách bền vững, hiệu quả.
Thực hiện mô hình góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế xói mòn, góp phần điều hòa môi trường sinh thái, tạo thêm công ăn việc làm, tạo một tập quán canh tác mới, từng bước thay đổi nhận thức chỉ thâm canh một loại cây của nông dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người nông dân theo đúng chủ trương phát triển của một xã nông thôn mới.
Tuyên truyền nhân rộng diện tích trồng cacao của tỉnh, phù hợp định hướng mở rộng diện tích cacao theo chủ trương của Sở nông nghiệp và Bộ Nông nghiệp. Hơn nữa, nó còn góp phần tạo thêm thương hiệu Bình Phước, một tỉnh không chỉ với sản phẩm nông nghiệp là điều, tiêu, cà phê, cao su mà trong thời gian gần nhất sẽ còn là ca cao
Có thể bạn quan tâm

5 năm qua, diện tích chuối tây ở Tuyên Quang tăng cả nghìn ha, chủ yếu được trồng trên đồi, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Huyện Núi Thành có hàng trăm héc ta đất sản xuất lúa ở cuối kênh thường thiếu nước trong vụ hè thu phải bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả. Mới đây, mô hình trồng đậu phụng xen đậu xanh trên đất lúa chuyển đổi ở xã Tam Nghĩa đạt kết quả đã mở ra triển vọng mới cho nông dân.

Hiện nay tổng đàn gà toàn huyện Sóc Sơn có khoảng 1,02 triệu con, trong đó đàn gà thịt có khoảng 479 nghìn con tập trung chủ yếu ở các Nam Sơn, Bắc Sơn. Quy mô chăn nuôi từ 500 đến 600 con gà thịt/hộ.

Ông Trần Đình Lựu được nhiều người biết đến là chủ của một trong những trang trại “ăn nên làm ra” ở vùng rú cát xã Quảng Lợi (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế). Với mô hình nuôi gà thịt kết hợp lấy trứng, trang trại ông cho thu nhập mỗi năm lên đến 1,6 tỷ đồng.

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.