Trồng Tắc Đạt Hiệu Quả Cao

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.
Với 7 công đất vườn, ông Sớt trồng xen 3 công và trồng chuyên canh cây tắc 4 công. Trước đây, gia đình ông làm lúa, một năm 2 vụ nhưng hiệu quả không cao. Từ khi có đê bao, gia đình ông trồng tắc. Hiện nay, cây được 3 năm tuổi, cho trái quanh năm. Mỗi tháng thu hoạch khoảng 3 tấn trái với giá bán dao động từ 7 - 11 ngàn đồng/kg vào mùa nắng; 2 - 3 ngàn đồng/kg vào mùa mưa, gia đình ông có nguồn thu ổn định.
Khi được hỏi về kinh nghiệm trồng tắc, ông Sớt chia sẻ: Trồng tắc khá đơn giản. Vào mùa mưa trái tắc thường mắc bệnh ghẻ, nhưng điều trị không khó, khi cây ra trái, tôi dùng tilt super + Coc 85 + thuốc sâu để xịt ngừa, cứ nữa tháng xịt 1 lần. Riêng mùa nắng, tôi để cỏ trong vườn giữ ẩm cho cây tươi tốt. Về phân bón, tôi chỉ dùng 20-20-15 + Lân + Urê để rải cho cây vào thời điểm cây cho trái độ chừng tay cái, rải phân giai đoạn này giúp cho trái xanh bóng và mau lớn.
Nhờ chăm sóc tốt, điều kiện đất đai thổ nhưỡng phù hợp, nên cây tắc phát triển tốt và cho năng suất cao. Hơn 1.500 gốc tắc được trồng với khoảng cách 1,5 m/cây, đã mang về nguồn lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm cho gia đình ông Sớt. Ngoài ra, hàng năm gia đình ông Sớt còn bán tắc bụi cho những hộ làm tắc kiểng, thu nhập tăng thêm khoảng 10 triệu đồng.
Trước sự thành công của gia đình ông Lê Văn Sớt, nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng đã mạnh dạn đầu tư vào loại cây này. Hiện nay, trái tắc rất được thị trường ưa chuộng nên có đầu ra ổn định. Số hộ trồng tắc ngày càng phát triển, với hơn 300/600 hộ dân trong xã tham gia trồng tắc. Thông thường, tắc được trồng khoảng 7 tháng thì cho trái quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, bình quân mỗi năm nhà vườn thu lợi hơn 300 triệu đồng/ha.
“Trước đây, Tân Thạnh có hơn 12% hộ nghèo, qua việc chuyển đổi cây trồng, trong đó có cây tắc, tỷ lệ hộ nghèo của ấp giảm còn khoảng 9%” - Ông Phạm Văn Bé - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Tân Thạnh
Có thể bạn quan tâm

Đó là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn. Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Trần Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Hội nghị “Tác động của Hiệp định TPP đến nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đề xuất Nhà nước cần phải có gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

So với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Đông Anh là huyện có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp hơn cả, với các vùng sản xuất rau quả an toàn, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính nhờ thế, thu nhập trung bình của nông dân tại đây đã đạt khá cao và đang tiếp tục tăng.

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Giáo sư Bùi Huy Đáp – Cuộc đời và sự nghiệp”.

Hiện nay, tại Bình Định, gỗ rừng trồng được các thương lái và doanh nghiệp thu mua với giá rất cao, gần 1,4 triệu đồng/tấn (đầu vụ chỉ có 1,25 triệu đồng/tấn). Vì thế, người trồng rừng đang hy vọng vào mùa thu hoạch bội thu.