Trồng Sen Dễ Bán, Lãi Khá

Nhu cầu thị trường ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đ/ha/vụ.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lí, nhiều địa phương trong tỉnh Tiền Giang do điều kiện canh tác lúa khó khăn, nông dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng sen, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tập trung nhiều nhất tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã chuyển đổi gần 50 ha lúa năng suất thấp sang trồng sen. Bên cạnh đó, các huyện Cai Lậy, TX Cai Lậy, Châu Thành…cũng có nhiều hộ dân đã chuyển từ lúa kém hiệu quả sang độc canh cây sen.
Trong đó, có hơn 70% diện tích trồng sen trắng để lấy ngó và diện tích còn lại trồng sen hồng để lấy gương.
Sen trồng chỉ sau một tháng tuổi đã cho thu hoạch ngó hoặc gương. Cứ 2 ngày thu hoạch 1 lần, với năng suất bình quân đạt từ 100 đến 150 kg ngó thương phẩm/ha, giá bán tại ruộng cho thương lái dao động từ 14.000 đến 16.000 đ/kg.
Sen trồng lấy gương cho năng suất bình quân từ 60 đến 70/kg/ha, giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đ/kg. Đặc biệt, nhu cầu thị trường ngó và gương sen luôn cao nên đầu ra rất ổn định. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận trồng sen đạt trên 100 triệu đ/ha/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.

Kể từ ngày 17/2/2016, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này để xem xét, công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.