Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.
Đến nay, trên địa bàn huyện thả nuôi được 1.067,5 ha, đạt 85,4% kế hoạch. Trong đó tôm thẻ chân trắng 947,6 ha; tôm sú 119,9 ha (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và quản canh cải tiến).
Từ đầu vụ đến nay có 590 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân tôm thẻ chân trắng đạt 05 tấn/ha; tôm sú đạt 3 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 2.850 tấn, giá bán đầu vụ tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg/140.000 đồng đến nay giảm chỉ còn 80.000 đồng. Do giá tôm giảm nên đa phần người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.
Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá tôm giảm, nhiều hộ thả nuôi tôm không theo đúng lịch thời vụ… đã gây thiệt hại 81,3 ha tôm nuôi, chiếm 7,61% diện tích ao nuôi, hầu hết tôm thiệt hại từ 1 đến 1,5 tháng tuổi; qua kết quả xét nghiệm của ngành chức năng, những mẫu tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng, đốm đen, hội chứng hoại tử gan tụy cấp...
Để đảm bảo ổn định và khống chế dịch bệnh không lây lan, lãnh đạo huyện yêu cầu cán bộ kỹ thuật và ngành chức năng kết hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh các vùng nuôi tôm, kịp thời hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả diện tích thiệt hại, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa cho diện tích còn lại và lấp vụ.
Các ngành, các địa phương tuyên truyền vận động người dân thường xuyên theo dõi các ao nuôi, báo cáo kịp thời với cán bộ kỹ thuật và ngành chuyên môn về dịch bệnh, tránh tình trạng xả nước dịch bệnh ra sông rạch làm ảnh hưởng đến môi trường nước.
Ngoài ra, ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch hướng dẫn người dân thay đổi tập quán canh tác sản xuất tự phát, thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật trong sản xuất để người dân nâng cao trình độ quản lý và chăm sóc ao nuôi, bảo đảm vùng nuôi đạt năng suất, chất lượng, giúp người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững và có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.