Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rau cho có ăn là không khó!

Trồng rau cho có ăn là không khó!
Ngày đăng: 02/07/2015

Anh Đặng Văn Tuyền ở thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), là một trong 9 hộ trồng rau cung ứng nguồn rau ổn định cho HTX SX-TM-DV An toàn - Tiện lợi.

Chắt chiu từng vụ

Anh Đặng Văn Tuyền, hộ trồng rau ở khu phố Láng Sim, thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, nhà anh chỉ có 2 sào đất trồng rau, nhưng chịu khó tính thật kỹ chu kỳ phát triển của từng loại rau và siêng làm đất cho tơi thoáng thì mỗi năm cũng xoay vòng được từ 10 - 11 vụ rau, thu lợi từ 10 - 14 triệu đồng/sào/vụ. “Năm 2005, gia đình tôi được hỗ trợ 50% vốn đầu tư thiết bị (làm hệ thống tưới tự động, nhà lưới) theo chương trình dự án phát triển trồng rau sạch của ngành Nông nghiệp tỉnh, được tư vấn kỹ thuật mới về gieo trồng, chăm sóc rau xanh.

Thu hoạch các vụ rau sau đó tăng thấy rõ”- anh Tuyền nói. Nhờ vậy mà 10 năm qua, anh Tuyền và các hộ trong dự án phát triển trồng rau sạch ở khu phố Láng Sim đều làm ăn khấm khá. Loại rau “truyền thống” của đất Láng Sim là xà lách, cải xanh, cải ngọt, cải thìa và rau thơm các loại, chủ yếu cung ứng cho thị trường trong tỉnh. Chỉ với giá 10.000 – 12.000 đồng/kg rau cải các loại và từ 30.000 – 50.000 đồng/kg rau thơm các loại, nguồn thu từ vài tấn rau mỗi ngày sau khi trừ chi phí đã giúp cho các hộ chịu khó tích cóp như hộ anh Tuyền mua sắm thêm máy bơm, máy phát điện, lắp đặt hệ thống tưới phun sương cho những ngày nắng… để tăng sản lượng thu hoạch và duy trì nguồn rau xanh cung ứng ra thị trường theo mối hàng ngay cả vào mùa khô hạn.

Anh Đinh Xuân Hoài, tổ 3, ấp Tân Trung, xã Châu Pha (huyện Tân Thành) cũng cho hay, với 4 sào đất, nhà anh chỉ chuyên trồng cải xà lách, hành, ngò, cũng cho nguồn thu sau khi trừ chi phí 12 – 14 triệu đồng/sào/vụ. Năm 2014, anh làm được 10 vụ, thu về 500 triệu đồng/năm/4 sào. Năm nay, anh Hoài thuê thêm mảnh đất 1.300m2, thuê thêm nhân công để mở rộng nghề trồng rau. Anh Hoài nói: “Trời cho mình ở vào cái vùng đất mưa thuận gió hòa thì phải chịu khó làm ăn. Nhất là bây giờ địa phương đã đầu tư hồ Tân Trung đầy nước, thuận lợi cho việc trồng rau. Hồi đầu năm nay, tôi vừa mua thêm máy bơm 2 ngựa, 300m đường ống, bơm nước từ hồ về tưới sướng cả tay. Hôm nào coi tiết trời khô hanh thì mình bơm về trữ ở giếng để tưới đều, nhất là cho các vạt rau sắp thu hoạch”- anh Hoài kể.

Mở rộng đầu mối tiêu thụ

Tuy nhiên, vấn đề đầu ra của sản phẩm vẫn luôn là trở ngại không nhỏ trong nghề trồng rau. Anh Hoài nói: “Hạt tiêu, hạt điều thì còn trữ được, chớ còn bó rau, ký ớt là phải bán liền, đắt rẻ gì cũng phải bán. Nhiều hôm rau dội chợ nhìn cả vạt rau không nhổ được cứ vàng vọt đi mà buồn”. anh Hoài cho biết thêm, hiện nay các hộ dân đều tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Ngoài cung ứng về chợ đầu mối, nhiều hộ dân đi chào hàng cho các nhà hàng lớn, các mối bán rau cho ghe đi biển. Anh Nguyễn Văn Từ, một hộ trồng rau khác ở ấp Tân Trung nói: “Tuy nhiên, số tiêu thụ theo đường này không nhiều. Chúng tôi rất muốn đưa rau vào bán ở siêu thị nhưng chưa biết cách nào để vào được”.

Khác với các hộ trồng rau ở xã Châu Pha, một số hộ dân ở thị trấn Phước Bửu đã tham gia và được bao tiêu một phần sản phẩm qua HTX SX-TM-DV An Toàn - Tiện Lợi do bà Nguyễn Thị Mai Phương làm chủ nhiệm. Mô hình hoạt động của HTX khá đơn giản, nhưng hiệu quả: Đặt hàng và thu mua mỗi ngày rau xanh của 9 xã viên HTX, và cung ứng thẳng cho người tiêu dùng, các cơ sở du lịch, bếp ăn tập thể.

Bà Phương cho hay, HTX đã nhập dây chuyền sơ chế và bảo quản rau an toàn công suất 1 tấn/ngày từ Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT). Thực phẩm sau sơ chế được đóng gói, trữ ở hệ thống kho làm mát và cung ứng đến tận tay các bà nội trợ, các nhà trẻ, nhà hàng, các khu du lịch trên địa bàn huyện. Phương thức thu mua, sơ chế và bảo quản rau an toàn theo mô hình này không chỉ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giúp gia tăng giá trị hàng hóa của các loại rau xanh đang trồng tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Có phải ớt hiểm thất mùa do giống đểu? Có phải ớt hiểm thất mùa do giống đểu?

Những ngày qua, hàng trăm nông dân ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi mà khoảng 60 ha ớt hiểm được trồng trong vụ ớt năm nay cho hoa nhiều hơn trái!

05/05/2015
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật

Xuất phát từ nhu cầu trồng trọt bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao nên việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật cung cấp cho nông dân đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Bình Thuận (Sở Khoa học - Công nghệ) hiện là đơn vị đi đầu và làm chủ công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

05/05/2015
Quảng Ngãi xuất khẩu hàng trăm tấn ớt tươi mỗi ngày Quảng Ngãi xuất khẩu hàng trăm tấn ớt tươi mỗi ngày

Những ngày này đang bước vào thời điểm chính của vụ thu hoạch ớt, nên lượng ớt thu mua hàng ngày tại các đại lý rất lớn. Ông Trương Chiến, ở thôn Hổ Tiếu, xã Nghĩa Hà, T.p Quảng Ngãi - một trong những điểm thu mua ớt lớn nhất nhì trong tỉnh cho biết: Vào đầu vụ thu hoạch là từ tháng 3, lượng ớt mua của người dân chỉ từ 20 - 30 tấn/ngày. Riêng hơn 2 tuần nay lên đến 60 tấn/ngày.

05/05/2015
Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng Đua trồng khoai lang, nông dân lỗ nặng

Hàng trăm hộ nông dân huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) đang lỗ nặng vì đua nhau chuyển đổi lúa, bắp sang trồng khoai lang tím Nhật Bản.

05/05/2015
Bình Hòa (Bình Định) được mùa ớt Bình Hòa (Bình Định) được mùa ớt

Vào thời điểm này, nông dân xã Bình Hòa - huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định đang thu hoạch ớt rộ; bà con rất vui vì ớt được mùa, được giá. Nông dân Nguyễn Văn Liễu - ở thôn Vĩnh Lộc, đang thu hoạch ớt trên diện tích hơn 3 sào của gia đình- phấn khởi cho biết: “Năm năm về trước, nông dân Vĩnh Lộc chuyên về cây đậu phụng và cây bắp lai, gần đây chuyển sang đầu tư thâm canh cây ớt.

05/05/2015