Trồng Rau Cần VietGAP Thu 600 Triệu Đồng/ha

Với diện tích trên 150ha, thu nhập bình quân lên đến 400 - 600 triệu đồng/ha/năm, rau cần đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân ở xã Hoàng Lương (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có của ăn của để, thành triệu phú.
Thu hàng trăm triệu mỗi năm
Về Hoàng Lương vào thời điểm này, trên cánh đồng đâu đâu cũng thấy bà con đang tấp nập thu hoạch rau cần. Anh Hoàng Văn Tú ở thôn Thanh Lâm vui vẻ nói: “Nhà tôi, trồng 8 sào cần, mỗi năm thu hoạch 4 lứa, trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, cũng bỏ túi không dưới 200 triệu đồng”.
Từng được xếp vào danh sách hộ nghèo nhất xã, nhưng nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cần mà giờ đây, gia đình ông Nguyễn Văn Cát ở thôn Đại Thắng đã thoát nghèo và vươn lên khá giả, thu nhập mỗi năm đạt tới hàng trăm triệu đồng. Ông Cát phấn khởi khoe: “Hiện, giá rau cần bán buôn đạt 2.000 đồng/kg, còn bán lẻ được 2.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi sào tôi thu về 20 triệu đồng/năm. Chọn cần làm cây thoát nghèo quả là bước đi đúng đắn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Hoàng Lương cho biết: Hiện Hoàng Lương có trên 150ha đất trồng rau cần, phân bố đều ở 10 thôn của xã với 800 hộ tham gia.
Sản xuất rau cần VietGAP
Ông Quế cho biết, để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rau cần, từ năm 2011 đến nay, UBND xã đã trích ngân sách khoảng 100 triệu đồng/năm để mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho nông dân.
Hiện, công tác xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP của Hoàng Lương đã hoàn thành, chỉ chờ Cục BVTV về kiểm tra lại lần cuối vào tháng 11.
Bà Hoàng Thị Tiến - Phó phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa
Đặc biệt, tháng 5.2013, UBND huyện Hiệp Hòa đã ký quyết định thành lập Hội Sản xuất, tiêu thụ rau cần Hoàng Lương, do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Trưởng thôn Thanh Lâm làm Chủ tịch Hội, đồng thời triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP với 128 hộ tham gia, chia thành 21 lô sản xuất tập trung với diện tích 10ha.
Ông Nguyễn Văn Tập – cán bộ khuyến nông xã cho hay: “Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ cây giống với mức 180.000 đồng/sào, gần 75.000 đồng/sào cho phân bón, thuốc BVTV; được cấp phát sổ theo dõi hàng ngày và đi tham quan các mô hình sản xuất rau an toàn trong và ngoài tỉnh… Hiện, mô hình trồng cần VietGAP đã cho thu hoạch 2 vụ, hiệu quả kinh tế rất cao” - ông Tập nói thêm.
Được biết, với việc đẩy mạnh sản xuất rau cần theo hướng hàng hóa, áp dụng quy trình VietGAP, thu nhập của người dân Hoàng Lương được cải thiện rõ rệt, hiện đã đạt bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%.
Có thể bạn quan tâm

Lúa chết phải gieo sạ lại, lúa trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã làm giảm năng suất, tăng chi phí trong khâu thu hoạch,... là những gì mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt do tình hình mưa bão trong thời gian qua, nhất là từ đầu tháng 7 đến nay.

Nhiều loại cá nước ngọt hiện đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào khiến giá bán giảm sâu. Không ít nông dân lo trắng tay vì có thể thua lỗ đến hàng trăm triệu đồng.

Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 loại hình nước mặn, nước lợ và nước ngọt; không những thế, số loài thuỷ sản thích nghi tốt với môi trường ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, đa dạng. Thế nhưng, thật đáng tiếc là đến nay, nguồn giống thuỷ sản sản xuất tại chỗ của tỉnh mới chỉ đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu thực tế...

Chịu lãi suất cao khi vay “nóng” để lo chi phí chuyến biển khiến hiệu quả khai thác của ngư dân chưa cao. Theo chính sách mới, Nhà nước cho vay 70% chi phí chuyến biển sẽ tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển.