Trồng phật phủ đầu tư tiền chục, thu về bạc trăm

Ít ai nghĩ rằng quả phật phủ có thể trồng được ở miền Nam. Người dân vẫn quen với khái niệm loại quả đặc biệt này chỉ có ở miền Bắc.
Thế nhưng tại tỉnh Tây Ninh, có một người nông dân đã trồng thành công loại quả này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong một lần ra Hà Nội chơi, qua sự giới thiệu của người quen, Ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi ngụ ở xã Thạnh Tân, TP Tây Ninh đã đến Hà Tây tìm mua 4 cây giống phật phủ mang về Tây Ninh trồng thử nghiệm và kết quả thành công bất ngờ.
Ông Sơn đang chăm sóc khu vườn phật phủ của mình.
Tháng 6.2014, ông Sơn quay ra Bắc một lần nữa mua về 200 cây giống phật phủ trồng trên phần đất khoảng 0,3 ha của mình.
Sau hơn 1 năm trồng, ông Sơn đã thu hoạch một vài đợt bán cho các thương lái với giá trên 100.000/ trái. Hiện nay, số lượng trái tại vườn ông Sơn không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trường..
Có thể nói ông Sơn là người đầu tiên đưa cây phật phủ về trồng thử nghiệm trên đất Tây Ninh với diện tích 3.000m2 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Ông Sơn cho biết, chính yếu tố tâm linh làm cho loại quả này có giá trị đặc biệt cho dù không ăn được.
Theo ước tính ban đầu, chi phí đầu tư cho vườn phật phủ sau 1 năm chăm sóc khoảng 45 triệu đồng và cây phật phủ trồng được 1 năm sẽ cho trái.
Đặc điểm của cây là cho trái quanh năm, cây càng lớn sẽ cho trái càng nhiều.
Ông Sơn cho biết sẽ mở rộng diện tích vườn phật phủ lên thêm 100 gốc trong thời gian tới vì theo ông Sơn hiện nhu cầu về loại quả này rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Là một huyện miền núi có hơn 6 nghìn ha diện tích đất rừng và lâm nghiệp nên phát triển kinh tế trang trại gắn liền với đồi rừng là một trong những chương trình ưu tiên của huyện Cẩm Khê.

Vụ chiêm xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông Tam Nông phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng 27P31 tại xã Hiền Quan quy mô 3.600m2 với 10 hộ tham gia.

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.

Ngày 10/6, hơn 100 đại biểu huyện Tam Bình, các sở, ngành tỉnh Vĩnh Long, DN, chủ cơ sở làng nghề và nông dân làm vườn tham gia Hội thảo “Kết nối cung - cầu nâng cao giá trị nông sản”, do UBND huyện Tam Bình phối hợp Khoa Kinh tế - trường ĐH Cần Thơ tổ chức.

Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa kể diện tích NTTS trên biển; trong đó có trên 660.000 ha nuôi tôm nước lợ và trên 5.000 ha nuôi cá tra. Thức ăn cho 2 đối tượng nuôi nói trên 100% phải sử dụng thức ăn công nghiệp.