Trồng Ớt Xuất Khẩu Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Vĩnh Chân

Vụ đông năm 2013, khi UBND xã Vĩnh Chân (huyện Hạ Hòa) triển khai thực hiện mô hình trồng ớt lai xuất khẩu, 14 hộ nông dân đã hăng hái tham gia trên diện tích 1,2 ha. Giống ớt được lựa chọn là giống ớt Hotchili do Công ty TNHH giống cây trồng Dũng Đạt cung cấp.
Sau 6 tháng, cây ớt đã cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 1,4- 1,5 tấn/1 sào; mỗi sào ớt cho thu lãi gần 5 triệu đồng/vụ, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Ngọc Thọ - khu 7, xã Vĩnh Chân cho biết: “Cây ớt lai dễ trồng, ít sâu bệnh và không tốn nhiều công chăm sóc như cây lúa. Gia đình tôi đã thu hái ớt được 3 đợt đều năng suất cao. Đây là lần thu hái thứ 4 được khoảng gần 1,7 tấn trên diện tích 11 thước. Đầu ra sản phẩm lại được Công ty Dũng Đạt đảm bảo nên chúng tôi rất yên tâm”.
Tính đến nay, nông dân xã Vĩnh Chân đã thu hoạch ớt được 4 đợt và đang chuẩn bị thu hoạch đợt thứ 5, ước tính vụ ớt năm nay mô hình trồng ớt cho tổng lãi khoảng trên 140 triệu đồng. Ông Bùi Xuân Giang - cán hộ khuyến nông xã Vĩnh Chân cho biết: Sau một thời gian trồng và thu hoạch cho thấy cây ớt mang lại hiệu quả cao và phù hợp với chất đất ruộng của địa phương, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định.
Với những ưu điểm và lợi thế của cây ớt mang lại đã mở ra một hướng đi mới cho người dân xã Vĩnh Chân. Trồng ớt không chỉ tốn ít công lao động, hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ thành công của mô hình thí điểm, trong vụ tới xã sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để nâng cao hiệu quả canh tác, đem lại thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng tiền giống, phân bón để triển khai trên 160 ha lạc giống L14 vụ hè thu tại 6 xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai (Hà Quảng); Thái Học, Triệu Nguyên (Nguyên Bình).

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 3, xã Tâm Thắng (Chư Jút) nhờ nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp tổ chức mà đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Tủa Chùa thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước tăng bình quân từ 3 - 5%/năm.