Trồng Ớt Xuất Khẩu Hướng Đi Mới Cho Nông Dân Vĩnh Chân

Vụ đông năm 2013, khi UBND xã Vĩnh Chân (huyện Hạ Hòa) triển khai thực hiện mô hình trồng ớt lai xuất khẩu, 14 hộ nông dân đã hăng hái tham gia trên diện tích 1,2 ha. Giống ớt được lựa chọn là giống ớt Hotchili do Công ty TNHH giống cây trồng Dũng Đạt cung cấp.
Sau 6 tháng, cây ớt đã cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt 1,4- 1,5 tấn/1 sào; mỗi sào ớt cho thu lãi gần 5 triệu đồng/vụ, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Ngọc Thọ - khu 7, xã Vĩnh Chân cho biết: “Cây ớt lai dễ trồng, ít sâu bệnh và không tốn nhiều công chăm sóc như cây lúa. Gia đình tôi đã thu hái ớt được 3 đợt đều năng suất cao. Đây là lần thu hái thứ 4 được khoảng gần 1,7 tấn trên diện tích 11 thước. Đầu ra sản phẩm lại được Công ty Dũng Đạt đảm bảo nên chúng tôi rất yên tâm”.
Tính đến nay, nông dân xã Vĩnh Chân đã thu hoạch ớt được 4 đợt và đang chuẩn bị thu hoạch đợt thứ 5, ước tính vụ ớt năm nay mô hình trồng ớt cho tổng lãi khoảng trên 140 triệu đồng. Ông Bùi Xuân Giang - cán hộ khuyến nông xã Vĩnh Chân cho biết: Sau một thời gian trồng và thu hoạch cho thấy cây ớt mang lại hiệu quả cao và phù hợp với chất đất ruộng của địa phương, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định.
Với những ưu điểm và lợi thế của cây ớt mang lại đã mở ra một hướng đi mới cho người dân xã Vĩnh Chân. Trồng ớt không chỉ tốn ít công lao động, hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ thành công của mô hình thí điểm, trong vụ tới xã sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để nâng cao hiệu quả canh tác, đem lại thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi cùng đoàn cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hòa (Đồng Phú - Bình Phước) tham quan tại trồng nấm linh chi tại Công ty TNHH linh chi Trường Thọ thuộc ấp 4, xã Tân Lập. Anh Nguyễn Chí Thành (28 tuổi), Giám đốc công ty cho biết: “Gia đình tôi trồng và nhân giống các loại nấm từ rất lâu rồi. Do tiếp cận với nghề trồng nấm từ nhỏ nên quá trình sinh trưởng, quy trình chăm sóc nấm tôi nắm rất rõ”.
Cây cà tím được trồng phổ biến tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), chỉ gần 2 tháng cho thu hoạch, thậm chí ăn gần cả năm.

Theo thống kê sơ bộ của Hội Nông dân xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn - Bình Định), đến nay, trên địa bàn xã có trên 200 vườn tiêu (quy mô từ 100 gốc trở lên), trong đó có khoảng 60% vườn đã cho quả. Từ sự phát triển mạnh cây tiêu dẫn đến thuê mướn nhân công hái tiêu không dễ, khi tiêu vào mùa thu hoạch.

Vụ thu hoạch điều năm nay ở Sơn Tân (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nông dân kém vui khi điều mất mùa khoảng 60 - 70% do nắng hạn, sâu bệnh…

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.