Trồng Ớt Xuất Khẩu Cho Thu Nhập Cao

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.
Để nông dân yên tâm sản xuất, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Đông đã đầu tư ứng trước cho nông dân về cây giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt; đồng thời đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.
Năm 2013, nông dân xã Hoằng Đông trồng 2 ha ớt xuất khẩu, năng suất đạt 20 - 22 tấn/ha/vụ với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/vụ.
Từ hiệu quả trồng ớt xuất khẩu, vụ xuân - hè năm 2014, UBND xã Hoằng Đông đã chỉ đạo các thôn mở rộng diện tích trồng ớt xuất khẩu lên 11 ha. Do đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên toàn bộ diện tích ớt của xã phát triển tốt, đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Dự kiến năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha.
Theo một số hộ dân trồng ớt trên địa bàn, mặc dù giá ớt hiện đang thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng trồng ớt vẫn cho thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần một số cây trồng khác tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...

Vụ đông 2014-2015, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) gieo trồng 80 ha cây trồng vụ đông, trong đó ngoài trồng các loại cây truyền thống, như: ngô, khoai tây, ớt xuất khẩu, thuốc lào, rau các loại, xã còn liên kết với Công ty Giống cây trồng Trung ương (công ty cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm) trồng thử nghiệm 6 ha khoai lang ruột vàng có chất lượng cao.

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng việc áp dụng tốt các giải pháp về thú y có ý nghĩa quan trọng, vì quản lý tốt dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp tăng đàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững. Sóc Trăng hiện đang tập trung thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2013-2020.

Hai đối tượng nuôi chủ lực là cá tra và tôm đều cho hiệu quả cao. Cá tra đạt sản lượng trên 1,1 triệu tấn trên tổng diện tích nuôi 5.200 ha; tôm nước lợ đạt gần 550.000 tấn trên tổng diện tích nuôi 666.000 ha. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi lẫn sản lượng.

Tại diễn đàn, bà Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng VN cho biết, kết quả nghiên cứu chứng minh hạt điều là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chỉ số đường huyết thấp, có thể góp phần vào việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường.