Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.
Dù bốn công đất lúa của anh Trần Ngọc Thành năng suất thu họach vụ nào cũng từ 5,5 tấn - 6,5 tấn/ha, nhưng vụ Hè - Thu năm nay, anh lại chuyển qua trồng cây ớt chỉ thiên. Theo anh Thành, cây ớt chỉ thiên dễ trồng, không kén đất và đầu tư một lần nhưng thu hoạch được nhiều vụ; đặc biệt trái ớt được thị trường tiêu thụ mạnh, để tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Hiện tại, bốn công ớt của anh Thành đang thời điểm cho trái rộ, mỗi ngày thu hoạch bình quân khoảng từ 500 kg - 600 kg trái, đến bán lại chợ đầu mối nông sản Tiền Giang có giá từ 23.000 đồng - 30.000 đồng/kg.
Để cây ớt mau phát triển và năng suất cao, không bị các sâu bệnh tấn công, mỗi ngày anh Thành đều ra ruộng theo dõi sự phát triển của cây để có biện pháp bón phân hợp lý, giúp cây mau lớn, khỏe mạnh. Hạt ớt sau khi cấy nẩy mầm thành cây ớt non (từ 17 - 20 ngày) thì đem trồng trên các liếp đất, với cây cách cây, hàng cách hàng đều nhau để cây có điều kiện quang hợp phát triển, ít sâu bệnh. Anh sử dụng các loại phân DAP, NPK 16-16-8, NPK 20-15 và ka li để bón và giữ độ ẩm gốc nên ớt phát triển xanh tốt, cho năng suất rất cao.
Cây ớt chỉ thiên trồng khoảng 2 tháng 10 ngày thì thu hoạch. Một chu kỳ trồng trong năm thu hoạch ba lần, mỗi lần thu hoạch suốt 20 ngày. Bốn công ớt của anh Thành từ trồng đến thu hoạch, vốn đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Nếu bốn công ớt chỉ thiên của anh thu hoạch liên tiếp trong ba vụ, trừ chi phí kể cả mướn công lao động hái trái, lợi nhuận tương đương canh tác 4 ha đất lúa trong ba vụ.
Mô hình ruộng ớt của anh Trần Ngọc Thành cho thấy nghề trồng ớt không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế gia đình, mà còn giúp vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ tính riêng năm 2012, toàn thành phố Hà Nội đã có 24 HTX mới thành lập chuyên sản xuất rau an toàn (RAT), đưa số HTX nông nghiệp sản xuất RAT lên trên 100 HTX. Tuy nhiên, khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phát huy được vai trò "bà đỡ" của các HTX là đầu ra cho sản phẩm hiện vẫn hết sức khó khăn...

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.