Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Lãi Lớn

Trồng Ớt Lãi Lớn
Ngày đăng: 26/06/2012

Tới thăm anh Mã Văn Bật ở xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi ấn tượng trước cơ ngơi khang trang của gia đình anh- thành quả của những tháng ngày miệt mài lao động sản xuất của vợ chồng anh.

Anh Bật kể: "Trước kia, vợ chồng tôi canh tác nhiều loại cây như cà chua, dưa hấu, dưa leo... Tuy nhiên, các loại cây này thị trường đầu ra không nhiều mà tốn công chăm sóc. Có lúc không bán được, vợ con phải mang biếu cho hàng xóm".

Năm 2005, anh Bật trồng thử nghiệm 3 sào ớt đầu tiên tại xã Nga Thạch. Trước khi trồng, anh lặn lội về Cẩm Giàng, Hải Dương -địa phương nổi tiếng về trồng ớt học hỏi kinh nghiệm; tìm cán bộ khuyến nông học kỹ thuật trồng ớt; nhờ Hội ND xã giúp vay vốn. Ngay vụ ớt đầu tiên, anh đã thắng lợi. Bình quân, sau 65 ngày gieo trồng, một cây ớt cho thu từ 1,5 - 2kg quả. Năng suất từ 90 - 100kg/sào, với giá bán tại ruộng 13.500 đồng/kg.

Theo anh Bật, trồng ớt có ưu điểm là thời vụ thu hoạch ớt dài từ 5 -7 tháng, việc chăm sóc đơn giản, chi phí thấp, giá trị kinh tế gấp đôi so với các loại cây màu khác. Tính ra, 1 sào trồng ớt cho thu nhập không dưới 15 triệu đồng. Hiện tại gia đình anh trồng 4 loại ớt chính, chủ yếu để xuất khẩu.

Anh Bật chia sẻ: Ớt là loại cây có thể chống chịu nhiều sâu bệnh, cho năng suất cao, không tốn công chăm sóc. Hiện anh đã đầu tư giống cho gần 80 hộ trên địa bàn xã và trên 300ha diện tích trồng ớt cho các hộ dân tại các vùng lân cận. Cứ mỗi ngày gia đình anh thu mua từ 50-60 tấn ớt. Ngoài ra mô hình trồng ớt của anh đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 20-30 lao động tại địa phương với mức lương 200-300 nghìn đồng/ngày".

Ông Trần Phi Hùng - Chủ tịch Hội ND xã Nga Thạch cho hay, mô hình trồng, thu mua ớt của anh Mã Văn Bật không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, mà còn góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó anh Bật luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ có nhu cầu trồng ớt.

Có thể bạn quan tâm

Nông Sản Cho Nông Sản Cho "Trái Đắng" & Bài Toán Quy Hoạch: Đánh Vật Với Tiêu Chuẩn

Oái oăm đến khó hiểu của ngành nông nghiệp VN là đến giờ này, cả ngành trái cây rộng lớn liên quan đến hàng chục triệu nông dân vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển.

26/03/2012
Nuôi Con Đặc Sản, Mỗi Năm Bỏ Túi Hàng Trăm Triệu Đồng Nuôi Con Đặc Sản, Mỗi Năm Bỏ Túi Hàng Trăm Triệu Đồng

Chỉ tìm nuôi những con đặc sản có “đầu ra” lớn, mỗi năm, anh Bùi Văn Hợp (ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.

26/04/2012
Còn Hạn Điền Còn... Nghèo Còn Hạn Điền Còn... Nghèo

Ngày nào chúng ta còn tính chuyện bình quân đất đai, bình quân lương thực trên mỗi nhân khẩu là ngày ấy ta chưa thoát ra khỏi tư duy và hệ quả của nền kinh tế tiểu nông lạc hậu.

30/06/2012
Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu Thủy Sản Việt Nam Bị Người Mỹ Nói Xấu

Theo VASEP, mới đây, trên trang Web: www.fis.com, Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đã có những ý kiến cho rằng, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang nước này không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

27/03/2012
Trồng Dưa Leo Theo Qui Trình VietGAP Thu Lợi Nhuận 20 Triệu Đồng/vụ Trồng Dưa Leo Theo Qui Trình VietGAP Thu Lợi Nhuận 20 Triệu Đồng/vụ

Trồng Rau dưa leo theo qui trình VietGAP trên diện tích 5.200 m2, kết quả nhận được là Giấy chứng nhận, sản phẩm thu hoạch bán cho Hợp tác xã Phước An với giá cao hơn 20% so với sản phẩm không có có giấy chứng nhận bán cho Thương lái, thu được lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng.

26/04/2012