Mai vàng Nhơn An được ưa chuộng tại thị trường TP Hồ Chí Minh

Trong khi đó, mai Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh chỉ chiếm 12% và mai Phước Định - tỉnh Long An chiếm 10%.
Theo Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghệ thông tin Bình Định (Sở Khoa học - Công nghệ) - thương hiệu “Mai vàng Nhơn An” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2013.
Tuy xu hướng chơi “Mai vàng Nhơn An” ngày càng tăng cao nhưng việc quảng bá, tuyên truyền chưa tốt; địa điểm nơi bán quá xa, việc vận chuyển còn khó khăn dẫn đến các chi phí tăng cao.
Điều tra, khảo sát thu thập thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây hoa mai tại TP Hồ Chí Minh nằm trong khuôn khổ dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mai vàng Nhơn An”, được UBND tỉnh giao cho Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghệ thông tin Bình Định chủ trì theo quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 10.9.2014.
Đây là cơ sở hỗ trợ cho việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Mai vàng Nhơn An”, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cây mai vàng của xã Nhơn An nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Huyện Cam Lộ được ví là “thủ phủ bắp” của tỉnh Quảng Trị, với diện tích vụ ĐX 2011-2012 lên đến hàng ngàn ha. Nhưng bà con nông dân ở nhiều xã đang dở khóc, dở cười vì đã đến mùa thu hoạch nhưng giá bắp lại rẻ bèo và bán không ai mua.

Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.

Lâm Đồng là một trong những tỉnh được đánh giá có nghề trồng nấm phát triển mạnh.