Trồng Ổi Ngọt Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng ổi ngọt cho thu nhập cao của gia đình chị Phạm Thị Hương, thôn 20, xã Kim Phú (Yên Sơn - Tuyên Quang) được nhiều người tìm hiểu học theo. Mỗi năm, từ ổi gia đình chị thu gần 70 triệu đồng.
Năm 2010, gia đình chị Hương chuyển 400 m2 đất vườn trồng rau ngót sang trồng ổi ngọt Đài Loan. Từ 20 cây ổi ban đầu, giờ trong vườn của gia đình chị đã có trên 100 gốc. Giống ổi này phát triển nhanh, thời gian thu hoạch dài (khoảng 4 - 5 tháng/năm), hiếm khi bị sâu bệnh.
Chị Hương cho biết, trồng và chăm sóc ổi không khó nhưng đòi hỏi sự cần mẫn, chăm chỉ của người làm vườn. Thông thường, mỗi cây ổi được trồng cách nhau khoảng 2 - 3 m.
Ổi trồng 7 - 8 tháng sẽ cho thu hoạch. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho quả to cần phải chăm bón từ lúc mới ra hoa, thường xuyên vun gốc và xới tơi đất để rễ cây ổi dễ phát triển, đồng thời cắt đi những cành lá sát chân gốc để tạo sự thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái; khi quả non to khoảng bằng ngón tay cái, phải dùng túi ni lông để bọc từng quả một vừa giúp tránh sâu bệnh, vừa tạo “mã” đẹp, dễ tiêu thụ.
Ổi chính vụ được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9 và từ tháng 11 đến tháng 2 (dương lịch) năm sau. Vào thời điểm này, mỗi ngày gia đình chị bán 80 - 100 kg ổi cho các thương lái với giá ổn định từ 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Giống ổi ngọt Đài Loan có ưu điểm ăn giòn, có vị ngọt đậm, hình thức quả đẹp được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt, cây rất dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, ra quả quanh năm, trên cây lúc nào cũng vừa có hoa, vừa có quả non và quả đang cho thu hoạch, mang lại thu nhập đều đặn hàng ngày.
Qua 5 năm trồng ổi ngọt, gia đình chị Hương thấy hiệu quả rất rõ. Năm 2013, gia đình chị thu gần 80 triệu đồng từ hơn 100 gốc ổi, năm nay đến thời điểm này, gia đình đã có thu nhập 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, các hộ nuôi tu hài ở phường Cam Nghĩa (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chịu thiệt hại nặng vì tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm.

Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt truyền thống, người dân Nghệ An đã từng bước đưa vào nuôi trồng và khai thác các đối tượng thủy đặc sản biển như như hàu, ngao, cua biển, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò... Thành công của các mô hình trên không chỉ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Trước tình hình nuôi tôm nước lợ những năm gần đây bị thua lỗ, người dân đang đối mặt với những khó khăn thì người nuôi tôm ở xã Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã nuôi tôm theo mô hình ươm tôm con trước khi thả hồ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả đáng mừng.

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.

Trong lúc chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp... thì chăn nuôi bò sữa vẫn mang lại thu nhập khá ổn định cho người nông dân. Đây đang là hướng phát triển chủ lực của nhiều địa phương.