Nga Tăng Sử Dụng Thủy Sản Nội Địa

Nga hướng đến mục tiêu đến năm 2020, giảm lượng tiêu thụ thủy sản NK từ mức 47% hiện nay xuống 20%.
Tại thời điểm này, trong danh sách các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, Nga đứng thứ 8 với mức tiêu thụ 2,10 triệu tấn thủy sản.
Do lệnh cấm NK từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, Na Uy và Úc, cá tuyết và cá tuyết chấm đen Nga đang tiêu thụ ở thị trường trong nước có giá cao.
Thị trường Nga hiện tiêu thụ 120.000 tấn cá tuyết và cá tuyết chấm đen bỏ đầu và ruột (H&G), 300.000 tấn cá minh thái H & G, 330.000 tấn cá nổi và 200.000 tấn cá hồi vùng Viễn Đông.
Thị trường Nga cũng tiêu thụ 8.000 tấn philê cá tuyết và cá tuyết chấm đen, tăng nhiều trong vài năm trở lại đây. Lượng tiêu thụ này vẫn còn nhỏ, chỉ bằng 12% so với Anh.
Mặc dù tăng thủy sản khai thác ở thị trường nội địa, Nga đồng thời hướng đến thúc đẩy nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của chính phủ Nga là tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng lên mức 410.000 tấn vào năm 2020, từ mức 120.000 tấn hiện nay. Chính phủ Nga đã tuyên bố sẽ trợ cấp cho các DN muốn mở rộng sản xuất nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.

Nhiều năm qua, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp (tiền thân là Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp) thường xuyên tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm chọn ra những giống lúa tốt và mới, có triển vọng để bổ sung hiệu quả vào bộ giống lúa sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phục tráng những giống lúa đã bị thoái hóa nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân.

Các cơ quan quản lý lẫn người nuôi cá tra vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang đang hết sức kỳ vọng vào sự đổi thay mạnh mẽ từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện bước đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là định hướng người dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau đề án tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT, một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cũng xây dựng đề án riêng. Theo các chuyên gia, cần phải có vai trò của đầu mối để tăng cường mối liên kết vùng, chứ không thể để tự mỗi địa phương làm theo ý riêng của mình.

Được thành lập năm 1998, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vân Hùng (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có nhiệm vụ chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến năm 2002 chuyển sang quản lý điện, công trình nước sạch và các khâu dịch vụ. Hiện nay HTX có 1.270 xã viên, trong đó có 39 người trực tiếp làm 7 dịch vụ: Thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, điện, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt.