Trồng Nhãn Trái Vụ Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xã Nhị Quí thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ lâu nổi tiếng là vùng trái cây đặc sản với các loại nhãn chất lượng thơm ngon, hơn hẳn các vùng miền khác. Quả nhãn to, nhỏ hột, cơm dày, mỏng vỏ. Đặc biệt, nhãn Nhị Quý còn ra quả trái vụ nên có lợi thế cạnh tranh.
Toàn xã hiện còn khoảng 400 ha nhãn. Nhãn Nhị Quý được trồng tập trung ở các vùng như: Quý Thành, Quý Chánh và Quý Lợi. Nhãn ở đây có rất nhiều loại, nhưng được phân ra làm 4 loại chính: nhãn da bò, nhãn tiêu quế, nhãn xuồng cơm vàng, long nhãn, một hương vị riêng nhưng đều đặc sắc, khó quên.
Mặc dù không phải mùa chính của nhãn, nhưng tại Nhị Quý, nhiều vườn nhãn vẫn nặng trĩu trái chín vàng và các nhà vườn đang vào mùa thu hoạch. Theo những chủ vườn, giá nhãn hiện đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Loại nhãn đẹp, tươi để xuất khẩu có giá từ 5.000 – 6.000đ/kg; nhãn loại I có giá khoảng 3.200 – 3.600đ/kg; nhãn loại II có giá khoảng 2.500 – 2.600đ/kg thu mua tại vườn.
Để nâng cao chất lượng cho nhãn Nhị Quý, các hộ trồng nhãn đã đầu tư chăm sóc để nâng cao chất lượng quả nhãn, tránh việc khai thác liên tục làm giảm chất lượng quả nhãn. Ngoài ra, xã Nhị Quý đã có kế hoạch từ nay đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng diện tích nhãn lên khoảng 600ha, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Nhị Quý, dần tạo chỗ đứng cho thương hiệu nhãn Nhị Quý trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau quả trong năm 2014 có khả năng đạt mức hơn 1,4 tỷ USD, con số cao nhất từ trước cho đến nay. Dự báo sẽ có làn sóng nhập khẩu lớn từ thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ là cơ hội cho nông dân và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản.

Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện đang là khó khăn lớn đối với sự phát triển của các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là HTX nông nghiệp. Trong khi đó, hàng hóa cung ứng chưa đạt chất lượng đồng đều, sự thiếu năng động của các HTX cũng là khó khăn rất lớn cho việc liên kết tiêu thụ nông sản hiện nay.