Trồng Nhãn Trái Vụ Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Xã Nhị Quí thuộc huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, từ lâu nổi tiếng là vùng trái cây đặc sản với các loại nhãn chất lượng thơm ngon, hơn hẳn các vùng miền khác. Quả nhãn to, nhỏ hột, cơm dày, mỏng vỏ. Đặc biệt, nhãn Nhị Quý còn ra quả trái vụ nên có lợi thế cạnh tranh.
Toàn xã hiện còn khoảng 400 ha nhãn. Nhãn Nhị Quý được trồng tập trung ở các vùng như: Quý Thành, Quý Chánh và Quý Lợi. Nhãn ở đây có rất nhiều loại, nhưng được phân ra làm 4 loại chính: nhãn da bò, nhãn tiêu quế, nhãn xuồng cơm vàng, long nhãn, một hương vị riêng nhưng đều đặc sắc, khó quên.
Mặc dù không phải mùa chính của nhãn, nhưng tại Nhị Quý, nhiều vườn nhãn vẫn nặng trĩu trái chín vàng và các nhà vườn đang vào mùa thu hoạch. Theo những chủ vườn, giá nhãn hiện đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Loại nhãn đẹp, tươi để xuất khẩu có giá từ 5.000 – 6.000đ/kg; nhãn loại I có giá khoảng 3.200 – 3.600đ/kg; nhãn loại II có giá khoảng 2.500 – 2.600đ/kg thu mua tại vườn.
Để nâng cao chất lượng cho nhãn Nhị Quý, các hộ trồng nhãn đã đầu tư chăm sóc để nâng cao chất lượng quả nhãn, tránh việc khai thác liên tục làm giảm chất lượng quả nhãn. Ngoài ra, xã Nhị Quý đã có kế hoạch từ nay đến năm 2010 sẽ tiếp tục tăng diện tích nhãn lên khoảng 600ha, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Nhị Quý, dần tạo chỗ đứng cho thương hiệu nhãn Nhị Quý trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.