Trồng Nhãn Muộn: Hiệu Quả Và Phương Pháp Ghép Cải Tạo

Hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn
Giống nhãn muộn của gia đình chị Thiết là giống PHM99-12. Đây là một giống nhãn muộn đầu dòng được tuyển chọn trong nhiều năm liền. Giống này có chất lượng quả thơm ngon, năng suất cao, khối lượng trung bình đạt 80-85 quả/1 kg.
Gia đình chị đã trồng giống nhãn này được 7 năm, và năm nào cũng cho quả. Theo chị Thiết năm nay do thời tiết lạnh kéo dài, thời điểm thu hoạch sẽ chậm hơn mọi năm gần 1 tháng, nhưng nhãn vẫn sai quả, năng suất ước đạt gần 2 tạ quả/cây.
Nói về hiệu quả của mô hình trồng nhãn muộn, chị Thiết cho biết: “Trồng nhãn muôn có 2 ưu điểm, thứ nhất là ra hoa không cách năm, thứ hai là đã ra hoa là có quả.”
Cây nhãn là loại cây không kén đất trồng, khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất phù sa. Hiện nay 1 số tỉnh miền bắc như Hưng Yên, Bắc Giang diện tích trồng nhãn muộn ngày càng tăng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra 1 số vùng ở miền núi như mộc châu-Sơn La cũng đang trồng thử, bước đầu đã có những thu hoạch tốt.
Áp dụng phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn muộn
Một ưu điểm của loại nhãn muộn này là khi trồng, người trồng không cần chặt bỏ cây nhãn cũ. Bà con có thể áp dụng các phương pháp ghép mắt cải tạo vườn nhãn.
Thời vụ ghép nhãn thích hợp là: vụ xuân vào tháng 3, 4 và vụ thu vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Vào thời điểm này các điều kiện nhiệt độ, môi trường đều thích hợp để tiến hành ghép cây, khả năng sống cao hơn.
Đối tượng để đem ghép là những cây nhãn con, hoặc những cây nhãn đã lâu năm nhưng ra hoa không hiệu quả, cho năng suất và chất lượng quả thấp. Với cây nhãn con là cây nhãn hoàn toàn mới, được gieo bằng hạt; chủ yếu là giống nhãn thóc, những giống địa phương có khả năng thích nghi tốt. Cây nhãn trồng sau 1 năm là có thể đem ghép.
Gốc ghép có đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, xanh tốt, không sâu bệnh.
Cây nhãn được chọn làm mắt ghép là những cây đầu dòng qua nhiều năm tuyển chọn. Cây có đặc điểm là loại nhãn ngon, số lượng quả đồng đều, cây sinh trưởng và phát triển tốt không sâu bệnh.
Hiện nay ở Hưng Yên có một vài giống nhãn muộn được công nhận là giống nhãn đầu dòng như PHM99-12, PHM99-14,PHM99-15,… Những giống nhãn này được sử dụng để làm mắt ghép cải tạo nhãn.
Tùy vào kích thước của cành ghép mà bà con lựa chọn cành mắt ghép có kích thước tương đương. Chọn những cành to, khỏe ở tầng tán thứ 2, cành hướng ra ánh nắng. Khi lấy mắt ghép chú ý giữ cho cành mắt ghép không bị mất nước, như vậy mới đảm bảo cho chỗ ghép phục hồi nhanh.
Sau khi chọn được cành ghép, bà con cắt bỏ hết phần lá trên mắt ghép, dùng vải ẩm bọc lấy mắt ghép giữ ẩm. Sau đó, tiến hành ghép cây.
So sánh giữa cây nhãn đem trồng mới và cây ghép, thì cây trồng mới sau 3 năm mới có quả, nhưng ghép cải tạo thì chỉ sau một năm cây đã bói quả, và chất lượng quả đạt yêu cầu, chi phí đầu tư giảm.v
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, diện tích nuôi thủy sản được thu hoạch khoảng 1.003 ha, tăng 6,0% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 567 ha, tăng 7,0% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch là 132 ngàn tấn, tăng 6,5%, trong đó sản lượng cá tra 110 ngàn tấn, tăng 3,1% so cùng kỳ.

Gần 1 tháng nay, những người nuôi tôm tại Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tôm thương phẩm rớt giá, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, diện tích thiệt hại ngày càng tăng.

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, năm 2014 xuất khẩu thủy sản đạt 7,92 tỉ USD, riêng giá trị xuất khẩu tôm chạm ngưỡng 4 tỉ USD. Bên cạnh những dấu ấn tự hào này, thì ngành nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, trong đó rào cản về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu không giảm mà còn có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT, thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 16,04 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, trong đó bệnh do vi-rút đốm trắng 1,51 ha, bệnh do môi trường 14,53 ha.