Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nhãn Chín Muộn Ở Hà Nội Thuận Lợi Đầu Ra

Trồng Nhãn Chín Muộn Ở Hà Nội Thuận Lợi Đầu Ra
Ngày đăng: 10/09/2012

Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.
Nhãn chín muộn đã và đang tạo nên bước đột phá mới trong nông nghiệp của thủ đô.

Dọc các xã ven đê của huyện Hoài Đức như: An Thượng, Đông La, nhãn mới bắt đầu chín quả. Ông Trần Văn Bảy, ở thôn Ba Lương, xã Song Phương chủ nhân của hơn 1ha nhãn, với hơn 2.000 cây cho biết: “Đây là giống nhãn chín muộn được chúng tôi lai tạo từ nhiều loại giống nhãn chín muộn khác nhau trên cả nước. Giống nhãn này có nhiều đặc điểm, ưu điểm so với nhãn chính vụ, ngoài chín sau khoảng 1 tháng (đầu tháng 9), nó còn là giống nhãn có chất lượng rất tốt, quả to, vỏ mỏng, cùi dày ăn giòn vị ngọt thanh đậm nên được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn”.
Ông Bảy cho biết, ông đã “kết” với nghề trồng cây ăn quả hơn 20 năm nay. Trước kia, khi cây cam Canh còn phát triển, ông từng là chủ của cả mấy ha cam Canh. Nhưng theo ông, trồng cam Canh hiệu quả kinh tế, nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, chăm sóc tỉ mỉ, vòng đời của cây cam lại ngắn, nên nhiều người đã bỏ nghề, trong đó có ông. Năm 1993, khi đó cây nhãn chín muộn chưa được chú ý, nhiều người còn chặt đi để trồng nhãn chính vụ, thì ông đã âm thầm nhân giống trồng.

Sau 4 năm, ông đã có hàng trăm cây nhãn, quả chất lượng tốt lại trái vụ nên giá khá cao, do đó nhiều người đã học hỏi ông để trồng. “Để nhãn chín muộn, ngoài giống còn phải can thiệp vào quá trình ra lộc hoa của cây, bằng cách tiện vỏ xung quanh gốc để ép nhãn ra hoa theo yêu cầu của mình, đồng thời phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, bón phân”, ông Bảy chia sẻ.
Ông Cao Minh Tuyến - Phó phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho hay: “Hầu hết các xã đều có nhãn chín muộn, nhưng tập trung chủ yếu ở 3 xã Song Phương, An Thượng và Đông La với diện tích khoảng 124ha, sản lượng khoảng 2.000 tấn”. Theo ông Tuyến, năm 2011, huyện đã tạo điều kiện cho các xã thành lập “Huyện hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn”, đồng thời đăng ký thương hiệu “Nhãn chín muộn Hoài Đức”.

Ông Nguyễn Hữu Tích - Phó Chủ tịch Huyện hội sản xuất nhãn chín muộn Hoài Đức chia sẻ: “Hiện Hội có 57 thành viên, nhiều hội viên có 1 - 3ha, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Chúng tôi thành lập hội với mục đích liên kết giữa các hộ trồng nhãn chín muộn để trao đổi, học hỏi kỹ thuật, đồng thời tạo thành một thương hiệu giúp nâng cao giá trị, tránh bị ép giá”.
Mặc dù mới có thương hiệu, nhưng nhãn chín muộn Hoài Đức đã có thị trường tiêu thụ khá rộng. Đặc biệt, so với nhãn chính vụ, trong 2 năm gần đây, cao gấp 3 - 4 lần, đạt khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg, nhưng người dân vẫn không có nhãn để bán. Thậm chí, gần đây nhiều người còn về tận vườn nhãn của các hộ dân ở đây để thu mua.

Có thể bạn quan tâm

Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội

Lo sợ rau quả và thực phẩm nhiễm bẩn, vợ chồng anh Chính, chị Thu ở phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) hơn 2 năm nay tự trồng rau, nuôi gà trên nóc nhà của gia đình mình.

12/09/2015
Gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 Gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý gia hạn thời gian cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 31/10/2015.

12/09/2015
Nuôi cá lồng trên hồ Khe Lời Nuôi cá lồng trên hồ Khe Lời

Những năm gần đây, nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Khe Lời (xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương...

12/09/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm đen Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm đen

Tháng 3-2014, từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, 20 hộ dân ở xã Sông Khoai (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã mạnh dạn tham gia dự án “Mở rộng mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp”. Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và mở ra hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

12/09/2015
Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

12/09/2015