Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm

Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm
Ngày đăng: 16/05/2015

Năm 2011, từ làng Cao Kiên, ông Phượng mua 6.000 m2 đất làm trang trại. Năm 2013, ông tiếp cận với mô hình trồng nấm sò và được hỗ trợ một phần giống nấm, nhà xưởng sản xuất, tập huấn kỹ thuật làm nấm. "Khởi nghiệp với cây nấm của tôi bắt đầu như vậy" - ông Phượng cho biết.

Thành công bước đầu từ vụ nấm đem lại, năm 2014 ông Phượng đầu tư 1 tỷ đồng mua thêm 4.000 m2 đất, và 1 tỷ đồng làm nhà xưởng, mua lò hơi thanh trùng nguyên liệu, mở rộng qui mô. Ông Phượng cho biết: Xưởng sản xuất nấm gồm 4 dãy nhà, mỗi dãy có diện tích 140 m2 chứa 1 vạn bịch nấm. Cạnh đó là xưởng để xử lý nguyên liệu, đóng bịnh nấm.

Năm 2014 gia đình ông Phương làm 2 vụ nấm với 2 loại chính là nấm sò và mộc nhĩ. Với 1 vạn bịch nấm sò, bình quân mỗi bịch cho 4 lạng nấm, giá thị trường 30.000 đồng/kg. Phần diện tích nhà xưởng còn lại, ông làm mộc nhĩ và cho thu 1,5 tấn mộc nhĩ khô. Giá 1 kg trên 100.000 đồng tùy loại. Trừ chi phí, thu lãi 200 triệu đồng.

"Là Chủ nhiệm HTX Phương Anh với 40 lao động, chuyên về xây dựng, lợi nhuận từ đây không nhỏ sao ông lại đầu tư vào nghề nấm"? Nghe hỏi vậy ông Phượng trả lời: "Đúng là như thế. Lợi nhuận từ nấm so với nghề xây dựng đem lại không cao. Nhưng mình là đảng viên, lại là đảng viên cao tuổi nhất chi bộ Cao Kiên, không lẽ chỉ mải mê làm kinh tế một mình. Mở ra xưởng sản xuất nấm, vào vụ trong xưởng của tôi lúc nào cũng có 7 - 10 lao động đóng bịch, treo rồi thu hái nấm. Cũng là tạo công việc cho bà con nông dân ở đây. Thấy thế mà vui".

Không chỉ có vậy, ông Phượng còn trợ giúp hộ chị Nguyễn Thị Mai, thôn Đồng Điều 7, xã Tân Trung cùng sản xuất nấm sò theo công nghệ mới.

Vụ nấm 2014 vừa kết thúc, ông Nguyễn Đình Phượng đã mua nguyên liệu và chuẩn bị cho vụ nấm năm 2015. Ở huyện Tân Yên, đây là địa chỉ sản xuất nấm có qui mô lớn nhất, đầu tư trang thiết bị tốt nhất tính đến thời điểm này.


Có thể bạn quan tâm

Vui Buồn Cây Sắn Vui Buồn Cây Sắn

Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...

11/11/2013
Xây Dựng Dự Án “Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm” Xây Dựng Dự Án “Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm”

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

11/11/2013
Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa Nguy Hại Khi Nhân Nuôi Đuông Dừa

Không riêng gì các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà ngay cả xứ dừa Bến Tre trong thời gian gần đây bỗng rộ lên phong trào nuôi đuông dừa bán cho các nhà hàng, quán ăn.

11/11/2013
Trồng Chôm Chôm Vụ Nghịch Lãi Khá Trồng Chôm Chôm Vụ Nghịch Lãi Khá

Chôm chôm vụ thuận thường bị dội chợ, rớt giá nên những năm gần đây nông dân thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang) đã áp dụng khoa học - kỹ thuật xử lý chôm chôm ra trái vụ nghịch. Chính nhờ vậy, nông dân trồng chôm chôm ngày càng khấm khá hơn với lợi nhuận mỗi năm đạt từ 150 - 300 triệu đồng/ha.

11/11/2013
Trải Nghiệm Và Thử Thách Trải Nghiệm Và Thử Thách

Tập trung lực lượng tài công, anh em bạn ghe giàu kinh nghiệm, các chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Vũng Tàu, Long Hải, Phước Tỉnh đã tổ chức nhiều chuyến khai thác ngư trường vùng biển Trường Sa.

12/11/2013