Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm

Trồng nấm thu lãi 200 triệu đồng/năm
Ngày đăng: 16/05/2015

Năm 2011, từ làng Cao Kiên, ông Phượng mua 6.000 m2 đất làm trang trại. Năm 2013, ông tiếp cận với mô hình trồng nấm sò và được hỗ trợ một phần giống nấm, nhà xưởng sản xuất, tập huấn kỹ thuật làm nấm. "Khởi nghiệp với cây nấm của tôi bắt đầu như vậy" - ông Phượng cho biết.

Thành công bước đầu từ vụ nấm đem lại, năm 2014 ông Phượng đầu tư 1 tỷ đồng mua thêm 4.000 m2 đất, và 1 tỷ đồng làm nhà xưởng, mua lò hơi thanh trùng nguyên liệu, mở rộng qui mô. Ông Phượng cho biết: Xưởng sản xuất nấm gồm 4 dãy nhà, mỗi dãy có diện tích 140 m2 chứa 1 vạn bịch nấm. Cạnh đó là xưởng để xử lý nguyên liệu, đóng bịnh nấm.

Năm 2014 gia đình ông Phương làm 2 vụ nấm với 2 loại chính là nấm sò và mộc nhĩ. Với 1 vạn bịch nấm sò, bình quân mỗi bịch cho 4 lạng nấm, giá thị trường 30.000 đồng/kg. Phần diện tích nhà xưởng còn lại, ông làm mộc nhĩ và cho thu 1,5 tấn mộc nhĩ khô. Giá 1 kg trên 100.000 đồng tùy loại. Trừ chi phí, thu lãi 200 triệu đồng.

"Là Chủ nhiệm HTX Phương Anh với 40 lao động, chuyên về xây dựng, lợi nhuận từ đây không nhỏ sao ông lại đầu tư vào nghề nấm"? Nghe hỏi vậy ông Phượng trả lời: "Đúng là như thế. Lợi nhuận từ nấm so với nghề xây dựng đem lại không cao. Nhưng mình là đảng viên, lại là đảng viên cao tuổi nhất chi bộ Cao Kiên, không lẽ chỉ mải mê làm kinh tế một mình. Mở ra xưởng sản xuất nấm, vào vụ trong xưởng của tôi lúc nào cũng có 7 - 10 lao động đóng bịch, treo rồi thu hái nấm. Cũng là tạo công việc cho bà con nông dân ở đây. Thấy thế mà vui".

Không chỉ có vậy, ông Phượng còn trợ giúp hộ chị Nguyễn Thị Mai, thôn Đồng Điều 7, xã Tân Trung cùng sản xuất nấm sò theo công nghệ mới.

Vụ nấm 2014 vừa kết thúc, ông Nguyễn Đình Phượng đã mua nguyên liệu và chuẩn bị cho vụ nấm năm 2015. Ở huyện Tân Yên, đây là địa chỉ sản xuất nấm có qui mô lớn nhất, đầu tư trang thiết bị tốt nhất tính đến thời điểm này.


Có thể bạn quan tâm

Chủ động diệt chuột trước khi vào vụ Đông Xuân Chủ động diệt chuột trước khi vào vụ Đông Xuân

Từ đầu mùa mưa năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh nói chung và ở huyện Tuy Phước nói riêng ít xảy ra mưa lũ, là điều kiện thuận lợi để chuột phát sinh, phát triển gây hại các loại cây trồng. Bởi vậy, Tuy Phước đang ra sức diệt chuột trước khi bước vào vụ Ðông Xuân 2015-2016.

01/12/2015
Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa

Tam Quan Bắc là 1 trong 6 xã biển của huyện Hoài Nhơn, là địa phương có đội tàu đánh bắt thủy sản xa bờ lớn nhất huyện, với 878 tàu cá tổng công suất 302.080 CV (chiếm gần 50% tổng công suất tàu thuyền hiện có trên địa bàn huyện).

01/12/2015
Phòng chống dịch bệnh GSGC thời điểm cuối năm không được phép chủ quan, lơ là Phòng chống dịch bệnh GSGC thời điểm cuối năm không được phép chủ quan, lơ là

Theo thông báo của Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong toàn quốc đã xuất hiện dịch cúm gia cầm (DCGC), dịch lở mồm long móng, dịch “tai xanh” trên đàn gia súc; nguy cơ dịch bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng vào thời điểm cuối năm.

01/12/2015
Ổn định từ nuôi dê Ổn định từ nuôi dê

Nhờ nuôi dê, gia đình ông Hà Phước Khánh (thôn 6, xã Bình Dương, Thăng Bình) có được nguồn thu hàng trăm triệu đồng sau mỗi năm. Đáng kể hơn, từ nguồn thu này, gia đình đã nuôi các con ăn học thành tài.

01/12/2015
Nỗi lo trước mùa vụ Nỗi lo trước mùa vụ

Sáng Chủ nhật vừa rồi, lên xã Điện Thọ, Tư tôi tình cờ gặp vợ chồng anh Sáu Châu Thủy vác cuốc ra đồng. Nghe hỏi đến chuyện chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016, anh Sáu than phiền: “Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là gia đình tui triển khai gieo sạ 5 sào lúa rồi.

01/12/2015