Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa

Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa
Ngày đăng: 20/08/2014

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.

Anh Lý Thanh Ngọc (ấp Long Bình, xã Long Kiến) có hơn 30 năm kinh nghiệm trồng nấm rơm ngoài trời cho biết, anh đang làm 3 công rơm nền, giá rơm nguyên liệu 30.000 đồng/công, để chất đầy 3 công nền này cần khoảng 200 công rơm. Khoảng giữa tháng 6 âm lịch là ủ rơm, đến cuối tháng tiến hành chất rơm theo dòng. “Trồng nấm rơm không tốn nhiều tiền mua rơm nhưng nặng nhất là tiền thuê nhân công kéo rơm và chất dòng.

Đợt này tiền rơm và tiền nhân công gần 37 triệu đồng” - anh Ngọc cho biết. Nói về kinh nghiệm trồng nấm rơm, anh Ngọc chia sẻ: “Nếu thời tiết hơi lạnh thì nên chất dòng lớn, còn thời tiết lạnh thì chất dòng nhỏ để duy trì được độ ẩm nhất định.

Vì là vụ hè thu nên rơm khô, khoảng 12 ngày sau khi chất rơm đã có nấm, khi thu hoạch nấm xong, lấy rơm áo đậy lại, để nấm không bị đen”. Lúc rơm khô nên xịt thuốc dưỡng, còn khi lên dòng thì chỉ tưới nước thêm khi trời nắng để duy trì độ ẩm.

Với thời tiết thuận lợi có thể thu hoạch từ 300-500kg nấm/ngày, với giá “chết” bán cho thương lái vào ngày ăn mặn 45.000 đồng/kg, còn ngày ăn chay 55.000 đồng/kg. Với mức giá này, anh Ngọc thu lợi nhuận trên 40 triệu đồng.

Anh Huỳnh Ngọc Tuyền (ấp Long Phú, xã Long Giang) với mô hình trồng nấm rơm trong nhà cho biết, trồng nấm trong nhà nhằm hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, có thể điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm của không khí. Từ đó, nâng cao được năng suất cũng như chất lượng nấm.

Trước khi bắt tay vào mô hình này, anh Tuyền lên mạng tìm hiểu, đọc sách, báo và sang Đồng Tháp, Cần Thơ học hỏi kinh nghiệm. Hiện, nhà trồng nấm của anh (khoảng 50m2), lợp lá trên nóc, xung quanh che bạt để sau khi thu hoạch nấm rơm xong sẽ rất thuận lợi cho việc phơi nắng thanh trùng vi khuẩn, sâu bệnh trong nhà trồng nấm.

Trong nhà nấm được chia ra các kệ, 4 tầng/kệ và mỗi kệ cách nhau khoảng 0,5m, để tiện cho việc thu hoạch và chăm sóc. Anh Tuyền chia sẻ: “Nghề này không khó, nhưng người trồng phải thực hiện đúng theo quy trình mới đạt kết quả”.

Theo kinh nghiệm của anh Tuyền, 4 đến 5 ngày đầu để rơm lên kệ không được xê dịch, nếu không sẽ làm đứt tơ ảnh hưởng đến năng suất. Khi chất rơm lên, tưới ướt, sau đó lấy lưới trồng lan đậy lên để dễ dàng nhận biết độ ẩm trong nhà nấm.

Nếu rơm không được ủ đúng độ thì sẽ rất dễ bị bệnh mốc cam, mốc trắng. Muốn thời gian thu hoạch nấm kéo dài nên thường xuyên tưới thêm dinh dưỡng, phân hữu cơ tự ủ sẽ giúp nấm tốt, tăng độ ngọt mà không gây độc hại. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch có thể kéo dài khoảng 1,5 tháng.

Ưu điểm của nghề trồng nấm trong nhà là sản xuất quanh năm, kể cả mùa mưa, miễn sao đảm bảo được độ ẩm lý tưởng cho rơm kéo tơ là 65%, nhiệt độ là 320C.

Buổi trưa nhiệt độ sẽ tăng cao, lúc đó có thể xả ra để lấy nhiệt độ thích hợp lại, khi thấy vừa đủ đậy lại để giữ nhiệt cho nguyên đêm. Hiện tại, năng suất 1mét mô cho năng suất gần 1kg nấm. “Khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nấm rơm là theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong nhà nấm.

Độ ẩm là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi, từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm” - anh Tuyền chia sẻ. Hiện nay, giá bán nấm rơm vào các ngày thường dao động từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg, riêng những ngày rằm, có thể tăng hơn rất nhiều, nhưng nguồn cung vẫn chưa đủ cầu. Anh Tuyền phấn khởi: “Với giá này, chỉ 3-4 ngày đầu thu hoạch tôi đã lấy lại vốn, thời gian sau mình kiếm lời…”.


Có thể bạn quan tâm

Lan Tỏa Rau Hữu Cơ Lan Tỏa Rau Hữu Cơ

Để nông dân làm quen dần với việc SX và ngày càng có nhiều sản phẩm rau an toàn, Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị, hỗ trợ xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) triển khai dự án xây dựng mô hình nhóm nông dân SX rau hữu cơ, với diện tích 6.300 m2. Sau một thời gian đã đem lại hiệu quả rõ rệt....

02/12/2014
Mường Khương (Lào Cai) Sản Lượng Chè Búp Tươi Đạt 1.200 Tấn Mường Khương (Lào Cai) Sản Lượng Chè Búp Tươi Đạt 1.200 Tấn

Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.

04/07/2014
1,4 Triệu Đồng/cặp Đào Tiên Hồ Lô 1,4 Triệu Đồng/cặp Đào Tiên Hồ Lô

Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.

02/12/2014
Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Ốc Bươu Vàng Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Ốc Bươu Vàng

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

04/07/2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Vùng Nuôi Tôm Phú Thuận (An Giang) Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Vùng Nuôi Tôm Phú Thuận (An Giang)

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

02/12/2014