Trồng nấm nghề mới ở Tân Kỳ Nghệ An

Cuối năm 2013, được sự hỗ trợ của Viện công nghệ sinh học, Bộ Khoa học công nghệ, gia đình chị Vũ Thị Lĩnh ở xóm 1, xã Kỳ Tân đã mạnh dạn đứng ra vay vốn, thuê đất nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm.
Với lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ, sau một năm vừa xây dựng, vừa sản xuất, cơ sở đã cung ứng ra thị trường hàng chục vạn bịch phôi giống, hơn 1 tấn mộc nhĩ khô cùng nhiều loại nấm tươi khác.
Mùn cưa - nguyên liệu chính sản xuất nấm đang được xử lý, sàng lọc.
Mùn cưa được đóng gói thành bịch để xử lý vô trùng.
Các bịch phôi giống nấm được đưa vào buồng kỹ thuật xử lý vô trùng.
Kỹ sư Vũ Thị Lĩnh - đại diện sở sở sản xuất nấm cho biết: tiềm năng sản xuất nấm ở Tân Kỳ rất lớn. Huyện có các loại gỗ tự nhiên có thể làm phôi giống nấm rất tốt nhưng chưa khai thác, tận dụng hết.
Hiện tại, để có nguyên liệu, cơ sở đang phải mua từ các huyện vùng Phủ Quỳ trong khi một lượng không nhỏ mùn cưa (nguyên liệu chính để làm nấm) từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn đang bị bỏ đi.
Thế nhưng, do tâm lý người dân còn e ngại và sự phối hợp giữa đơn vị cung ứng giống và địa phương còn hạn chế nên việc nhân rộng mô hình nấm trên địa bàn Tân Kỳ đang gặp khó khăn và chưa có nhiều mô hình vệ tinh.
Nấm sò tươi - sản phẩm chủ lực của cơ sở sản xuất nấm tại Tân Kỳ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Thức - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ đánh giá:
Thời gian qua, huyện đã kết nối với cơ sở để nhân rộng mô hình cho bà con nông dân. Thành công của mô hình nấm tại xóm 1, xã Kỳ Sơn đã chứng minh triển vọng đầu ra của sản phẩm nấm rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây dựng một khu vực chuyên canh rau không thuốc và không phân bón hóa học, được tưới tiêu bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm… ở khu vực Thánh Mẫu, theo mô hình “Trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.

Để từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, UBND xã Điền Công (Quảng Ninh) đã quyết định chọn cây khoai lang chất lượng cao để đưa vào phát triển sản xuất.

Báo giá của Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau cho thấy, tuần qua giá tôm sú bất ngờ giảm mạnh sau khi giữ giá từ đầu tháng 6, trừ loại lớn 20 con/kg vẫn giao dịch ở 230.000 đồng/kg thì 2 loại tôm sú nhỏ con 30 con/kg và 40 con/kg đều giảm 5.000 đồng/kg so với tuần trước, giao dịch lần lượt tại 175.000 đồng/kg và 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái 40.000 - 60.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi ếch Thái ở xã Mỹ Tân (Cái Bè - Tiền Giang) phát triển khá mạnh. Hiện xã có trên 60 hộ nuôi; trong đó, có khoảng 10 hộ vừa nuôi, vừa cung cấp ếch giống. Nhiều hộ khấm khá, có hộ trở nên giàu có từ nghề này cũng như nhờ kết hợp áp dụng mô hình nuôi ếch - cá.