Đã xuất khẩu hơn 2 triệu tấn gạo

Hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 – 5.100 đ/kg, lúa dài khoảng 5.300 – 5.400 đ/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.350 – 6.450 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.100 – 6.200 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg, gạo 15% tấm 7.050 – 7.150 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.850 – 6.950 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines tăng được dự đoán sẽ hỗ trợ giá gạo xuất khẩu đang liên tục giảm tại châu Á.
Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ hiện tương ứng đạt 365 USD/tấn, 355 USD/tấn và 380 USD/tấn, giảm so với 410 USD/tấn, 380 USD/tấn và 390 USD/tấn hồi đầu năm
Mới đây, Việt Nam đã đồng ý cung cấp 150.000 tấn gạo với giá 410,12 USD/tấn cho Philippines. Việt Nam sẽ giao 60% trong số 150.000 tấn gạo trúng thầu trước ngày 15/7 và số còn lại giao hàng trước 15/8.
Hồi đầu năm, Philippines đã nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Việt Nam và 200.000 tấn từ Thái Lan.
Cơ quan lương thực Quốc gia Philipines (NFA) đang lên kế hoạch mua thêm 250.000 tấn gạo sau khi Cục Thống kê Philippines (PSA) dự báo sản lượng lúa quý II của nước này giảm 4,3% xuống 3,898 triệu tấn so với 4,073 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,1% so với 3,902 triệu tấn dự báo hồi tháng 4.
Thái Lan, Việt Nam và Campuchia - các nước đang có hiệp định song phương với Philippines - sẽ được mời tham gia đàm phán G2G trong tuần này.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng khi Việt Nam tham gia TPP, lo ngại nhất là lĩnh vực chăn nuôi và Bộ đang tìm những hướng đi phù hợp để hỗ trợ nông dân, tháo gỡ những khó khăn…

Tại Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ các mẫu thịt nhiễm khuẩn Salmonella - một loại khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khá cao, từ 10% đến 20%.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra được triển khai hơn một năm nhưng hiện từ người nuôi, doanh nghiệp đến nhà quản lý vẫn hết sức lúng túng trong việc áp dụng các quy định của Nghị định.

Các nhà máy đường ở ĐBSCL mới vào vụ ép 2015/2016 chưa lâu mà giá mía ở khu vực này đã đua nhau tăng mạnh.

Ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Việt Nam đang có sự "chuyển ngôi" rõ rệt bởi thời gian qua có nhiều dự án đầu tư mới, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập đã được các doanh nghiệp (DN) trong nước khởi động.