Trồng nấm mùa hạn

Đưa chúng tôi tới thăm “nhà nấm” của bà Hồng, chị Cao Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Chính cho biết: Với tình hình khô hạn như hiện nay, địa phương đang chuyển hướng cho bà con trồng những loại cây chịu hạn, hoặc ít dùng nước sản xuất.
Về mô hình trồng nấm, xã đã lên kế hoạch nhưng chưa thực hiện vì đang chờ kinh phí hỗ trợ từ Dự án Hỗ trợ Tam nông, bà Hồng là người tiên phong trồng và đạt được kết quả bước đầu.
Bà Hồng mạnh dạn đầu tư, chọn giống nấm sò (nấm bào ngư) để trồng thử nghiệm. Với kinh phí ban đầu gần 2 triệu đồng, lắp thêm vòi phun sương để tiết kiệm nước tưới. Sau gần 2 tháng, lứa nấm đầu tiên được hái và thu hoạch liên tục trong 1 tháng. Trung bình mỗi lứa, thu hoạch được từ 110 - 120kg, với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà Hồng thu lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.
Theo bà Hồng, trồng nấm bào ngư không khó, cũng không vất vả như các loại nấm khác, chỉ cần nắm vững quy trình kỹ thuật, các yếu tố liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng, môi trường... ai cũng có thể trồng. Bà Hồng chia sẻ: Đây là lứa nấm thứ 4 gia đình đang trồng, công việc cũng rất nhẹ nhàng, dễ chăm sóc. Đặc biệt là vào mùa hạn, trồng nấm không tốn nhiều nước.
Chị Cao Thị Thanh Huyền, cho biết thêm: Thấy gia đình bà Hồng trồng nấm có thêm thu nhập, bà con mình cũng rất thích và mong muốn tham gia. Thời gian tới, khi có kinh phí sẽ triển khai cho nhiều hộ thực hiện mô hình này. Trong điều kiện đang thiếu nước sản xuất, trồng nấm là cách làm thích hợp được xã khuyến khích.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.

Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

Nếu như năm ngoái, nhiều hộ dân ở xã Ea Hu (huyện Cư Kuin - Dak Lak) vô cùng phấn khởi vì mùa tiêu trúng đậm thì năm nay, họ lại thấp thỏm lo âu vì hàng loạt vườn tiêu chết dần, chết mòn…