Trồng nấm mùa hạn

Đưa chúng tôi tới thăm “nhà nấm” của bà Hồng, chị Cao Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Chính cho biết: Với tình hình khô hạn như hiện nay, địa phương đang chuyển hướng cho bà con trồng những loại cây chịu hạn, hoặc ít dùng nước sản xuất.
Về mô hình trồng nấm, xã đã lên kế hoạch nhưng chưa thực hiện vì đang chờ kinh phí hỗ trợ từ Dự án Hỗ trợ Tam nông, bà Hồng là người tiên phong trồng và đạt được kết quả bước đầu.
Bà Hồng mạnh dạn đầu tư, chọn giống nấm sò (nấm bào ngư) để trồng thử nghiệm. Với kinh phí ban đầu gần 2 triệu đồng, lắp thêm vòi phun sương để tiết kiệm nước tưới. Sau gần 2 tháng, lứa nấm đầu tiên được hái và thu hoạch liên tục trong 1 tháng. Trung bình mỗi lứa, thu hoạch được từ 110 - 120kg, với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, bà Hồng thu lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng.
Theo bà Hồng, trồng nấm bào ngư không khó, cũng không vất vả như các loại nấm khác, chỉ cần nắm vững quy trình kỹ thuật, các yếu tố liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng, môi trường... ai cũng có thể trồng. Bà Hồng chia sẻ: Đây là lứa nấm thứ 4 gia đình đang trồng, công việc cũng rất nhẹ nhàng, dễ chăm sóc. Đặc biệt là vào mùa hạn, trồng nấm không tốn nhiều nước.
Chị Cao Thị Thanh Huyền, cho biết thêm: Thấy gia đình bà Hồng trồng nấm có thêm thu nhập, bà con mình cũng rất thích và mong muốn tham gia. Thời gian tới, khi có kinh phí sẽ triển khai cho nhiều hộ thực hiện mô hình này. Trong điều kiện đang thiếu nước sản xuất, trồng nấm là cách làm thích hợp được xã khuyến khích.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Đầu tháng 10-2014, tiến sĩ Thomas Sutton, kiểm dịch viên cao cấp của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ, đã đến Bến Tre và Đồng Tháp để đánh giá lần cuối trước khi cấp mã số vùng trồng nhãn cho nông dân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.