Trồng nấm linh chi thêm thu nhập

Sinh ra tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, anh theo cha mẹ vào sinh sống tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Qua tham khảo, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ nấm trên thị trường cao nên gia đình đầu tư nuôi trồng 7.000 bịch nấm sò. Lứa nấm đầu tiên cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Sau đó, gia đình anh mở rộng trồng thêm nấm mèo, bào ngư và linh chi. Năm 2010, gia đình anh đầu tư 400 triệu đồng mua 6 sào đất tại ấp 4, xã Tân Lập thành lập công ty và giao anh quản lý. Công ty hiện đang nuôi trồng 40 ngàn bọc nấm linh chi.
Theo anh Thành, quy trình cấy phôi giống nấm linh chi khá kỳ công. Mùn cưa để sản xuất nấm phải lấy từ gỗ thân mềm, không có tinh dầu và độc tố. Mùn cưa được trộn với cám gạo, bột bắp, nước sạch, nước vôi, ủ từ 15 - 20 ngày, sau đó trộn thêm các phụ gia đóng vào túi, mỗi túi có trọng lượng từ 1,1 - 1,4kg rồi đưa vào thanh trùng. Lấy hom mì đã được xử lý cấy vào bịch, hom mì làm phôi giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm mốc, vi khuẩn, nấm độc... Sau đó là giai đoạn ươm giống, nhà ươm phải sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75 - 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ từ 20 - 30oC. Theo anh Thành, mỗi bịch giống thu lời hơn 1.000 đồng. Với 40 ngàn bịch nấm hiện có, anh Thành dự kiến thu nhập khoảng 40 triệu đồng, một năm có thể trồng từ 2 - 3 vụ.
Tuy nhiên, công ty chủ yếu sản xuất giống và bán cho cơ sở trồng nấm. Mỗi tháng anh xuất khoảng 150 ngàn bọc với giá 45 triệu đồng, một năm cho thu nhập trên 400 triệu đồng từ bán giống. Anh Thành cho biết nấm linh chi chủ yếu bán cho các cơ sở chế biến thuốc bắc tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Lê Hà Minh Chương, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Đồng Phú cho biết: Nấm linh chi có thể phát triển tốt trên địa bàn huyện Đồng Phú. Trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc trồng nấm, trong đó có nấm linh chi là hướng giải quyết việc làm hữu hiệu, góp phần tăng thu nhập. Tuy nhiên, vốn đầu tư trồng nấm linh chi cũng khá lớn.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam vừa hoàn tất quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU. Thuận lợi rõ ràng nhất là mặt hàng nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường này với thuế suất 0%, trong khi nông nghiệp vẫn là thế mạnh của Việt Nam.

Ở thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), các hội viên phụ nữ đã mạnh dạn đứng ra vay vốn ưu đãi của Nhà nước để trồng cây sâm Ngọc Linh. Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm thoát nghèo nên hiện tại nhiều chị em nắm trong tay khối tài sản hàng tỷ đồng.
Sở KH-CN vừa tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây hoa lily tại Quảng Nam”, do Th.S Nguyễn Văn Tân - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh chủ nhiệm.

Cà Mau là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động khai thác của ngư dân hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong định hướng phát triển, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nghề, tập trung khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, có khả năng xuất khẩu như: tôm, mực, cá ngừ, cá thu, nhóm cá nổi lớn.

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.