Diện tích cam sành nhiễm bệnh Greening đã giảm gần 4.770ha

Đến nay, diện tích cam sành đang bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 2.221ha, với diện tích bị thiệt hại trên 70% khoảng 320ha.
Tuy nhiên, nếu so với thời điểm công bố dịch cách đây hơn 1 năm thì diện tích nhiễm bệnh Greening đã giảm gần 4.770ha, trong đó diện tích bị thiệt hại trên 70% đã giảm 1.615ha.
Hiện người dân đã đốn bỏ hơn 3.085ha vườn cây bị bệnh, kể cả 1.666ha đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái khác như chanh không hạt, cam xoàn, cam mật.
Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn Hậu Giang, trong khi dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cam sành chưa thể dập tắt nhưng vì giá trị kinh tế cao nên nhà vườn không bỏ mà trái lại quyết tái sản xuất và trồng mới ngày càng nhiều.
Cụ thể, đã có trên 3.232ha cam sành được trồng mới, riêng huyện Châu Thành là 2.873ha, nâng tổng số diện tích trồng cam sành trên địa bàn Hậu Giang lên con số 9.916ha.
Từ đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh vàng lá gân xanh thời gian qua của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức tại Hà Nội, sáng 8-10.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng trung du và miền núi phía Bắc”.

Dù không đặc trưng và phổ biến như ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nhưng mùa vịt chạy đồng ở Hà Nội vẫn là hình ảnh thôn quê ấn tượng. Điều quan trọng hơn, công việc này đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.

Tháng 5-2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) đã ban hành đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, doanh nghiệp thủy sản đang canh cánh mối lo khó cạnh tranh...