Trồng Nấm Linh Chi Không Khó, Thu Cả Trăm Triệu Đồng

Ông Huỳnh Công Phượng (SN 1962, ở thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất trồng nấm linh chi và đã thu về 120 triệu đồng/năm.
Người cựu chiến binh này bén duyên với nghề trồng nấm linh chi khi con ông là Huỳnh Bá Thuần (SN 1988) đang theo học chuyên ngành trồng nấm tại Trường Cao đẳng Lương thực, thực phẩm Đà Nẵng. Đọc tài liệu con trai mang về, ông Phượng tự mày mò nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm linh chi. Chỗ nào không hiểu, ông bắt xe ra tận Đà Nẵng, gặp gỡ trực tiếp thầy cô giáo chuyên ngành để học hỏi kinh nghiệm. Ông Phượng còn học cách làm nấm từ Internet và tham quan các mô hình trồng nấm hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm.
Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.
So với nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi rất kén thị trường tiêu thụ, bởi nấm có giá cao, dao động từ 700 - 800 ngàn đồng/kg. Bù lại, nấm linh chi phơi khô thì bảo quản được lâu, không sợ phải ẩm mốc, hư hỏng.
Việc trồng nấm linh chi đã được nhiều hộ nông dân tại tỉnh Quảng Nam thử nghiệm thành công nhưng không dám mở rộng quy mô. “Tôi muốn mở rộng mô hình truyền đạt kinh nghiệm để bà con cùng phát triển trồng nấm linh chi nhưng hiện tại tìm nguồn tiêu thụ rất khó. Nấm linh chi đòi hỏi nguồn vốn cao, sản xuất mà không tiêu thụ được thì tội cho bà con” - ông Huỳnh Công Phượng giãi bày.
Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm trồng nấm linh chi, liên hệ ông Huỳnh Công Phượng, điện thoại: 0905.897.094.
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/nha-nong/trong-nam-linh-chi-khong-kho-thu-ca-tram-trieu-dong-507266.html
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.

Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.

Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.