Trồng Nấm Bằng Phế Phẩm Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.
Dự án này được Trung tâm Nông nghiệp quốc tế vùng Đông Nam Á của Hàn Quốc (Trung tâm KoPIA) tại Việt Nam, thuộc Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) tài trợ.
Sản lượng nấm của Việt Nam hiện đạt khoảng 250 ngàn tấn với 16 loại nấm. Riêng các tỉnh miền Đông Nam bộ có thế mạnh sản xuất các loại nấm rơm, nấm mèo, bào ngư…
Nấm được Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia với mục tiêu vào năm 2020 sẽ phát triển lên 1 triệu tấn nấm/năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện nguyên liệu dùng làm giá thể sản xuất nấm tại khu vực phía Nam chủ yếu là mùn cưa cao su và gỗ tạp với giá ngày càng cao và khó kiểm soát chất lượng.
Theo đó, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc đã triển khai dự án trồng nấm bằng nguồn phế - phụ phẩm nông nghiệp, như: thân, gốc sắn, lõi bắp… Dự án ứng dụng một số công nghệ mới của Hàn Quốc trong sản xuất nấm cho lợi nhuận tăng hơn từ 40-100% so với cách làm truyền thống.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201412/trong-nam-bang-phe-pham-nong-nghiep-dat-hieu-qua-cao-2357718/
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6/5, Đội quản lý thị trường số 13 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng Phòng An ninh kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện và tịch thu 230.000 ống thuốc kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn gốc Trung Quốc không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Na là cây ăn quả, cao khoảng 2 - 4m, lá mọc xen ở 2 hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi, hạt có màu nâu sẫm, ruột hạt trắng có chứa độc tố.

Triệu chứng của bệnh bước đầu được ghi nhận là: cây lùn thấp; các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng.

Sau khi tăng trưởng chậm lại vào năm 2013 (tăng 2,4%), XK thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc quý I/2014 đã hồi phục mạnh với giá trị đạt 129 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ 2013.

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.