Trồng mướp hương

Ông Vinh cho biết, so với các loại cây khác thì cây mướp phát triển mạnh, năng suất cao, có hương vị rất thơm, dễ bán, nhất là vào mùa hè.
Trồng mướp chăm sóc khá đơn giản, ít bị sâu bệnh, chi phí thấp, chỉ tốn nhất là công làm giàn. Sau khi xuống giống 45 - 50 ngày là cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng, có những ngày thu được hơn 100 quả, bán 5.000 đ/quả.
Ông chia sẻ một số kinh nghiệm như sau: Thời gian trồng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nên trồng sớm thì sẽ bán được giá cao hơn. Bón phân cân đối, nếu bón thừa đạm mướp tốt nhanh, lá phát triển mạnh nhưng quả ít.
Làm giàn phải thông thoáng đảm bảo cho dây mướp leo đều. Tưới đủ nước cho cây phát triển. Thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa những lá già, lá bị đốm để tập trung dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Dùng bẫy bắt các loại côn trùng như bọ trĩ, bọ xít…
Khi cần thiết dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Ngừng phun thuốc BVTV trước khi thu hoạch 20 ngày để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thu hoạch lúc quả còn non mới đảm bảo hương vị thơm ngon.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lã Văn Thảo - Trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay đã được cải tiến phương thức công nghệ; hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.