Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Với 6ha đất vườn tạp, ông Bùi Văn Nhan, ấp 6, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã cải tạo trồng mít cao sản. Mỗi năm, ông thu lãi hơn 200 triệu đồng từ mô hình này.
Ông Bùi Văn Nhan (Hai Nhan) đã trồng qua nhiều loại cây nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Mãi đến năm 2009, khi ông đưa mít cao sản vào trồng thì mới thành công.
Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.
Dù chỉ thử trồng xen trong vườn xoài, những cây mít này lại phát triển khá tốt, vươn cành, nảy đọt đầy sức sống. Vậy là ông quyết định thay toàn bộ vườn xoài sang trồng mít cao sản. “Đến năm 2011, cây bắt đầu cho trái bói. Ban đầu, sản lượng thu được chừng 5 – 6 tấn nhưng do được giá nên doanh thu cũng khá cao”- ông Hai Nhan cho hay.
Rồi những năm sau đó, năng suất vườn mít liên tục tăng, cao gấp 3 lần năm đầu tiên thu hoạch, đạt xấp xỉ 3 tấn/ha. Ông Hai Nhan tính, hiện tại, mỗi năm ông thu về 10 -12 tấn mít, trừ tiền phân bón, công thu hoạch- còn lãi hơn 200 triệu đồng.
Ông Hai Nhan vui vẻ thổ lộ: “Do đất ít nên tui trồng hơi dày, khoảng cách cây cách cây 2,5m, hàng cách hàng 3m nên không trồng xen cây gì thêm được. Tuy nhiên, do trồng dày nên vườn sạch cỏ, đỡ tốn công dọn dẹp vườn”. Cũng theo ông Hai Nhan, mỗi mùa cây mít cho từ 10 – 20 trái non, nhà vườn phải tùy vào sức khỏe cây mẹ mà chỉ chừa lại từ 3 – 5 trái để có thể chăm sóc tốt, trái không bị sâu hoặc còi.
Mỗi năm, ông bón phân cho vườn mít 2 lần, một lần trước mùa mưa, lần khác vào dịp cuối năm (tháng 9 – 10) nhằm “châm” thêm dinh dưỡng cho cây trước khi thu hoạch trái. “Mít là cây rất dễ trồng, chỉ cần không để cây bị ngập nước, khi cây ra trái non thì phải tỉa trái, bỏ bớt những trái nhỏ, còi cọc” - ông Hai Nhan chia sẻ…
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/trong-mit-cao-san-khong-lo-mat-mua-thu-lai-hang-tram-trieu-dong-501673.html
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt hàng Việt ngang nhiên bày bán trên thị trường, cộng với gần đây dư luận râm ran về những vụ ngộ độc có nguyên nhân từ nấm khiến nhiều người tiêu dùng tẩy chay nấm ăn. Hiện tượng này đã đẩy người trồng nấm lâm vào cảnh điêu đứng vì nấm đến kỳ thu hoạch không có người thu mua, ế đọng, thua lỗ...

Trước khi mùa mưa bão năm nay bắt đầu, huyện Châu Thành A đã chủ động xây dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân, cùng cơ sở vật chất nhà nước.

Tôm hùm con (tôm nhí) bất ngờ xuất hiện vào những ngày đầu tháng 4, nhiều ngư dân ở xã Bình Châu (Bình Sơn) trúng đậm. Nghề “hái” ra tiền này giúp nhiều người dân nơi đây có nguồn thu nhập khá cao, một ngày lặn biển có người thu được gần chục triệu đồng.

Chính thức triển khai từ tháng 5/2013 đến nay, Lâm Đồng đang dẫn đầu Tây Nguyên với hơn 1.830 hộ gia đình đã vay từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện việc tái canh, trồng mới cà phê trên tổng diện tích khoảng 8.650ha.

Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ vừa cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 nhãn hiệu "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh long Châu Thành - Long An."