Bình Phước Lạnh Kéo Dài Và Sương Mù Ảnh Hưởng Điều Ra Bông, Đậu Trái

Anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh, Bình Phước) than thở: Mùa mưa năm nay kết thúc muộn và mưa dầm kéo dài nhiều ngày, khi dứt mưa chuyển qua mùa khô không xảy ra hiện tượng mưa trái mùa như những năm khác nên nông dân khấp khởi mừng là sẽ được mùa điều.
Ai ngờ thời tiết diễn biến phức tạp, lạnh kéo dài, nhiều buổi sáng có sương mù nên đến nay, hơn 90% diện tích điều ở biên giới Thạnh Biên bông bị cháy khô. Nếu như những năm trước, trước tết Nguyên đán nông dân đã có điều để lượm lai rai thì nay chưa thu được hạt nào.
Anh Ngô Văn Đức ở khu phố Tân Xuân, phường Tân Xuân (TX. Đồng Xoài) chỉ có 5 sào điều ở xã Tân Phước (Đồng Phú), ngày giáp tết bận nhiều việc nhưng cũng phải vào xịt thuốc cho điều ra bông, đậu trái. Anh Đức nói: Đa phần vườn điều ở khu vực Tân Hưng, Tân Phước, Tân Lợi (Đồng Phú) đều. Không bung bông để đậu trái. Vườn điều của anh Ngô Văn Cư ở Tân Hưng với diện tích 1,5 ha có trái sớm hơn nhưng 2 ngày chỉ lượm được 12kg, bằng 50% so với năm trước.
Kỹ sư Lê Thúc Long, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt - bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết: Qua khảo sát ban đầu ở khu vực Đồng Phú, biên giới Lộc Ninh, Bù Đốp thì điều chịu tác động lớn của thời tiết lạnh kéo dài và nhiều nơi có sương mù làm bông đợt đầu bị héo hoặc sương không thể bung bông. Nông dân cần phun xịt hoạt chất như antonic để điều ra bông và khi có bông thì phun thuốc hỗ trợ để đậu trái, trái nhanh lớn.
Ngày 10-2, giá điều thô tươi ở các xã Đắk Ơ, Phú Nghĩa, Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) bán tại vườn là 28 ngàn đồng/kg, giảm 5.000 đồng/kg so với giá đầu mùa. Ở Đồng Phú là 26 ngàn đồng/kg, giảm 4.000 đồng/kg so với đầu mùa. Nông dân hy vọng giá điều cả vụ năm nay bình quân 25-26 ngàn đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.