Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm: Làm Chơi Ăn Thật

Thời gian gần đây, bên cạnh tận dụng đất trống quanh nhà, nông dân ở Trí Phải còn chủ động trồng thêm cây mía trên bờ vuông, mục đích ban đầu chỉ là để có ăn hằng ngày. Tuy nhiên, từ khi giá mía nguyên liệu tăng cao, diện tích mía ở xã Trí Phải cũng tăng theo. Cây mía đã tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với nông dân, kể cả người nuôi tôm.
Nhận thấy phải tốn nhiều chi phí cho việc làm cỏ bờ vuông tôm, ông Nguyễn Khải Hoàng (ấp 6, xã Trí Phải) đem cây mía trồng thử nghiệm trên bờ vuông tôm. Kết quả ngoài mong đợi, với khoảng 2.000m2 đất bờ vuông, ông thu hoạch được 30 triệu đồng từ bán mía. Ông Hoàng cho biết: "Mỗi năm, thu nhập từ 2ha đất nuôi tôm của gia đình chỉ khoảng 60 triệu đồng, trong khi đó trồng mía trên bờ vuông cho thu nhập trên 30 triệu đồng/vụ. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất nuôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập đáng kể".
Ông Nguyễn Văn Sự - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm. Do đó, ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía. Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam (ấp 6) vụ mùa năm 2011 trồng thử nghiệm mía trên nửa công đất bờ vuông tôm, đến cuối năm ông thu hoạch bán được 8 triệu đồng. Ông Nam dự tính năm nay sẽ trồng mía và bí rợ trên tất cả diện tích đất bờ vuông của mình. Ông chia sẻ: "Tiếc là từ đó giờ tôi đã bỏ đất hoang, nếu tôi biết cây mía thích hợp với đất bờ vuông thì tôi đã trồng từ lâu rồi".
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là một tiềm năng lớn cho phát triển diện tích hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía của tỉnh lên 4.000ha vào năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.