Trồng Măng Tây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.
Ðây là mô hình được liên kết thực hiện giữa Công ty TNHH Hạ Hiệp với gia đình bà Nguyễn Thị Trang. Sau hơn bốn tháng trồng, cây măng tây bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng mỗi ngày 50 kg, giá bán cho công ty hiện nay là 50 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi gốc măng đã phát triển hoàn thiện thì sản lượng sẽ đạt hơn 120 kg/ngày. Theo tính toán, chỉ sau một năm cho thu hoạch, gia đình sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu, trong khi đó cây măng tây có thể cho thu hoạch liên tục trong ba năm.
Giám đốc Công ty TNHH Hạ Hiệp Nguyễn Công Hoàn cho biết: Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm trong vòng bốn năm với giá ổn định, đồng thời liên tục bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh cũng như hỗ trợ một số loại vật tư, phân bón để gia đình chăm sóc cây măng tây đạt chất lượng cao nhất.
Ðây là mô hình mới, lần đầu được triển khai, do vậy Hội Nông dân huyện Gia Bình vào cuộc rất tích cực, làm cầu nối giữa công ty với chủ hộ sản xuất, giúp đỡ về vốn, tư vấn quy hoạch trang trại, tập huấn chuyển giao KHKT, cũng như giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công ty với chủ hộ sản xuất. Khi mô hình đã thành công, Hội Nông dân huyện tổ chức cho các chủ hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đến tham quan, học tập kinh nghiệm, để nhân rộng.
Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Trang cũng hoàn thành các thủ tục pháp lý thành lập HTX măng tây Thái Bảo để thu hút các hộ chung quanh vào HTX, đồng thời gia đình cũng đã xúc tiến mở rộng diện tích trồng măng tây thêm một ha nữa. Ðây sẽ là mô hình điểm để các hộ dân khác học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Pelagia là công ty thuỷ sản có niêm yết cổ phiếu duy nhất ở Oslo có lợi nhuận tăng trong quý 3. thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao tài sản (EBITDA) đạt 176,1 triệu NOK, gần gấp 3 lần giá trị 60 triệu NOK của cùng kỳ; trong khi lợi nhuận trước thuế tăng gần gấp đôi từ 75, 4 triệu NOK lên 134 triệu NOK. Doanh thu thuần tăng 30 triệu NOk lên mức 1,331 tỷ NOK.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ năm 2012 đến nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã cho thấy nhiều yếu tố khó khăn về nguồn nguyên liệu, thuế nhập khẩu và thị trường.

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.