Trồng Măng Tây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.
Ðây là mô hình được liên kết thực hiện giữa Công ty TNHH Hạ Hiệp với gia đình bà Nguyễn Thị Trang. Sau hơn bốn tháng trồng, cây măng tây bắt đầu cho thu hoạch, với sản lượng mỗi ngày 50 kg, giá bán cho công ty hiện nay là 50 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi gốc măng đã phát triển hoàn thiện thì sản lượng sẽ đạt hơn 120 kg/ngày. Theo tính toán, chỉ sau một năm cho thu hoạch, gia đình sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu, trong khi đó cây măng tây có thể cho thu hoạch liên tục trong ba năm.
Giám đốc Công ty TNHH Hạ Hiệp Nguyễn Công Hoàn cho biết: Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm trong vòng bốn năm với giá ổn định, đồng thời liên tục bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh cũng như hỗ trợ một số loại vật tư, phân bón để gia đình chăm sóc cây măng tây đạt chất lượng cao nhất.
Ðây là mô hình mới, lần đầu được triển khai, do vậy Hội Nông dân huyện Gia Bình vào cuộc rất tích cực, làm cầu nối giữa công ty với chủ hộ sản xuất, giúp đỡ về vốn, tư vấn quy hoạch trang trại, tập huấn chuyển giao KHKT, cũng như giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công ty với chủ hộ sản xuất. Khi mô hình đã thành công, Hội Nông dân huyện tổ chức cho các chủ hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đến tham quan, học tập kinh nghiệm, để nhân rộng.
Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Trang cũng hoàn thành các thủ tục pháp lý thành lập HTX măng tây Thái Bảo để thu hút các hộ chung quanh vào HTX, đồng thời gia đình cũng đã xúc tiến mở rộng diện tích trồng măng tây thêm một ha nữa. Ðây sẽ là mô hình điểm để các hộ dân khác học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

Những ngày cuối năm, nông dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) tất bật chăm bón rau màu chuẩn bị thu hoạch cung ứng cho thị trường vào dịp tết. Trung bình mỗi ngày làng rau này xuất bán 2 tấn rau các loại cho các chợ và siêu thị lớn tại miền Trung.

Bộ NNPTNT và ngành chức năng đã chính thức cho phép đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Đây là cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, nông dân tăng sản lượng, hạn chế sâu bệnh trên các cây trồng, đặc biệt là ngô. Từ số báo này, trên số ra thứ 5 hàng tuần, Báo NTNN mở chuyên mục “Nông dân với cây trồng biến đối gen” nhằm cung cấp mọi khía cạnh về loại cây này đến với bạn đọc, bà con nông dân.

“Đa phần nông dân vùng ven Tuy Hòa này đều trông vào mấy chậu hoa để kiếm chút tết. Đất đai ngày càng hiếm. Nhu cầu cất nhà nhiều quá, đẩy giá đất lên, nhiều bà con cứ cắt đất sản xuất để bán ăn dần. Thành ra nông dân “tay không”, phải đi thuê đất trồng hoa, làm chỉ có huề vốn. Vì vậy, thấy đất bằng mà bỏ không nhiều năm, bà con đánh liều rủ nhau… làm đại!” - bà Thái Thị An ở khu phố Ninh Tịnh 5, phường 9, cho hay.

Lão nông Nguyễn Văn Hưng ở ấp Mỹ Hòa cho biết: “Vụ đông xuân năm trước, tôi làm 7.000m2 lúa OM 5451, bán với giá 5.700 đồng/kg. Năm nay chỉ còn 4.700 đồng/kg; mỗi 1 công lúa (1.000m2) thất thu khoảng 1 triệu đồng. Trừ tất cả các chi phí thì lời không nhiều”.